Ví dụ, lịch sử cho thấy, người ta sáng chế ra máy bay (hệ thống mới) với
tính toàn thể “bay” trước đó chưa có. “Bay” được rồi thì phát triển tiếp
thành “bay với trọng tải chở ngày càng tăng”, “bay với tốc độ ngày càng
nhanh”, “bay với lượng nhiên liệu tiêu thụ trên một tấn trọng tải ngày càng
giảm”, “bay với các vũ khí và khả năng chiến đấu đạt các yêu cầu ngày
càng cao”...
4) Tính toàn thể (tính hệ thống) thường được thể hiện thành mục đích của
hệ hoặc các chức năng, tính chất chính của hệ, hoặc trả lời cho câu hỏi “hệ
sinh ra (thiết kế ra, chế tạo ra) để làm gì?”. Người giải phải luôn luôn chú ý
đến tính hệ thống trong suốt quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết
định.
Như chúng ta đã biết, tính toàn thể của hệ thống là sự thay đổi về chất so
với các yếu tố (hoặc các hệ dưới) cùng các mối liên kết tạo nên hệ thống.
Làm việc với hệ thống, ngay từ đầu, người giải cần xác định tính toàn thể
của hệ thống và luôn coi tính toàn thể là điểm xuất phát, đồng thời, là đích
đến trong suốt quá trình suy nghĩ giải bài toán.
Ví dụ, hệ thống là máy bay với tính toàn thể là “bay”, người giải phải giải
bài toán giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của động cơ. Tính toàn thể “bay” là
điểm xuất phát giúp người giải bài toán luôn nhớ rằng, đây không phải là
động cơ chung chung mà là động cơ phục vụ cho tính toàn thể “bay” của hệ
thống máy bay. Do vậy, người giải sẽ tránh đưa ra các lời giải kiểu “động cơ
tiêu thụ ít nhiên liệu hơn trước nhưng máy bay không bay được nữa”.
Tính toàn thể “bay” còn là đích đến, hiểu theo nghĩa, giải bài toán để tạo
ra sự phát triển: đưa tính toàn thể từ “bay” thành “bay với mức tiêu thụ
nhiên liệu tiết kiệm hơn trước”.
Tóm lại, người giải bài toán cần luôn chú ý xác định, giữ gìn và phát triển
tính toàn thể của hệ thống có trong bài toán nói riêng, các hệ thống có trong
màn hình 9 hệ, không gian hệ thống nói chung.
5) Sự thay đổi về chất của tính toàn thể không chỉ xảy ra khi đi từ bậc hệ
thống thấp đến bậc cao hơn mà cả khi đi ngược lại. Do vậy, người giải cần