căn cứ vào mục đích cần đạt của bài toán để ra quyết định đi về phía các hệ
trên hay đi xuống các hệ dưới. Ví dụ, trong bài toán chữa cháy, người ta cần
dùng nước để chữa cháy. Trong bài toán y tế, luyện kim, hàn cắt kim loại
người ta lại đi từ hệ H
2
O xuống các hệ dưới là O
2
và H
2
vì O
2
cần cho sự
sống, sự cháy hoàn hảo; H
2
và O
2
cháy tốt, cho nhiệt độ cao. Nói cách khác,
tùy theo mục đích, người giải chọn bậc thích hợp trong số các bậc của thang
bậc hệ thống.
6) Để phát triển tính hệ thống, người ta có thể thay đổi (hiểu theo nghĩa
rất rất rộng) riêng các yếu tố, riêng các mối liên kết hoặc cùng một lúc cả
hai.
Hệ thống chẳng qua là tập hợp các yếu tố liên kết với nhau (xem Hình
123). Tính toàn thể do các yếu tố và các mối liên kết tạo nên. Trong ý nghĩa
như vậy, để phát triển tính toàn thể, có ba cách làm: Thay đổi riêng các yếu
tố; thay đổi riêng các mối liên kết; thay đổi cùng lúc cả các yếu tố lẫn các
mối liên kết. Ở đây, “thay đổi” có nhiều nghĩa: Thay đổi trạng thái, chế độ,
cách hoạt động; tăng, giảm về số lượng; thay đổi về chất lượng; thay thế hẳn
bằng những cái khác... Tùy theo bài toán cụ thể mà người giải chọn các yếu
tố, các mối liên kết và cách thay đổi một cách cụ thể. Các công cụ của
PPLSTVĐM giúp người giải phát các ý tưởng tạo ra những thay đổi cần
thiết đối với các yếu tố hoặc/và các mối liên kết trong các bài toán cụ thể.
7) Sự phát triển của tính toàn thể phụ thuộc vào từng yếu tố, từng mối liên
kết chứ không chỉ phụ thuộc vào một bộ phận tinh hoa nào đó của hệ thống.
Do vậy, cần thiết kế, xây dựng và tạo điều kiện sao cho từng yếu tố, từng
mối liên kết có thể đóng góp tốt nhất vào tính toàn thể. Đây là quan niệm
mang tính nguyên tắc nhìn theo quan điểm hệ thống. Nếu không chú ý đến
điều này, tính toàn thể có thể sút giảm một cách đáng kể chỉ vì hoạt động
không tốt của một yếu tố hoặc một mối liên kết (xem các điểm nói về hiệu
ứng lan tỏa hệ thống, ví dụ, điểm 14, mục nhỏ 10.2.1). Có quan niệm cho
rằng, trong bất kỳ hệ thống nào đều có bộ phận tinh hoa và chỉ cần bộ phận
tinh hoa hoạt động tốt. Ví dụ, trong một công ty, bộ phận tinh hoa được coi
là các nhà quản lý, các kỹ sư, những công nghệ và thiết bị quan trọng... còn