rằng nếu có sự cố gì thì các dữ kiện trong máy tính bị xóa sạch. Vì thế, chị
dặn các nhân viên cuối ngày cho chị biết những gì đã đưa vào lưu trữ. Chị
sao, ghi riêng và cất đem về nhà. Ai cũng cười chị “khéo lo con bò răng
trắng!”. Thế nhưng vào một đêm nọ, điện chập ở văn phòng công ty, làm
cháy rụi dàn máy tính trị giá 600.000 USD. Điều đó chưa quan trọng bằng
sự kiện là bao nhiêu hồ sơ các con nợ đều bị xóa sạch. Cả ngàn con nợ cười
thầm. Công ty có thể bị phá sản vì biết ai mà đòi nợ? Chị Hart đã cứu công
ty nhờ sáng kiến của chị”. (Theo Bích Phượng sưu tầm từ Reader’s Digest,
báo “Thanh Niên Nguyệt San”, số 28, tháng 7/1993).
Ngược lại, câu chuyện tiếp theo đây cho thấy, một yếu tố không phải tinh
hoa, do vậy, không được chú ý, có thể làm giảm sút tính toàn thể đáng kể
như thế nào:
¤ “Cô Mc. Cormick, nhân viên giao tế của một hãng du lịch ở Ohio. Khi
có khách gọi đến, cô thường trả lời nhát gừng. Hãng mỗi ngày một xuống
dốc. Một hôm, ông giám đốc tình cờ nghe cô trả lời một khách hàng nhát
gừng như thế. Ông đập bàn la to: “Thôi chết rồi! Nguyên do ở đây cả!”. Cô
Mc. Cormich được thay thế bằng một nhân viên dịu dàng và linh hoạt hơn.
Công ty dần dần lấy lại khách hàng và phát triển hơn. Chỉ một chi tiết nhỏ
trong cách trả lời điện thoại mà quyết định sự thành bại của một công ty.
Nếu ông giám đốc không chú ý đến điều đó thì công ty của ông đã thất bại”.
(Theo Bích Phượng sưu tầm từ Reader’s Digest, báo “Thanh Niên Nguyệt
San”, số 28, tháng 7/1993).
Tóm lại, không nên coi thường bất kỳ yếu tố, mối liên kết nào, nếu như
chúng thuộc về hệ thống, hiểu theo nghĩa, có đóng góp vào tính toàn thể.
8) Có một nhược điểm lớn, thường hay gặp khi xem xét hệ thống là, mặc
dù các mối liên kết đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra tính toàn
thể, người giải lại không chú ý đầy đủ đến các mối liên kết, đặc biệt các mối
liên kết không nhìn thấy được bằng mắt thường. Do vậy, người giải có thể
đưa ra những giải pháp, quyết định sai lầm hoặc không khai thác hết các khả
năng có thể có của các mối liên kết.