không biến nó thành các vùng đất nông nghiệp, mức lợi thu sẽ tăng thêm
60%...
Thế nhưng, làm được điều đó không dễ chút nào. Cái lợi trước mắt bao
giờ cũng thấy dễ hơn so với cái lợi có tính tổng thể và lâu dài. Người ta có
thể tính được ngay là mình sẽ được bao nhiêu tiền khi chặt một cây gỗ, khi
mở một khu nuôi tôm trên vùng đước ngập mặn, mà không thấy con người
phải phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Việc khai thác quá mức hoặc gây ô
nhiễm môi trường luôn sẽ đem lại những hậu quả khủng khiếp như lũ lụt,
hạn hán... là chuyện ai cũng biết. Nhưng cũng cần phải biết thêm rằng, đối
với thiên nhiên, chưa cần đầu tư, chỉ cần biết bảo vệ, con người cũng đã có
thể thu được rất nhiều. Thiên nhiên, môi trường là nguồn lợi vô giá đối với
mỗi quốc gia.” (Bài “Bỏ ra 1, lợi 100” của Phan Đăng, đăng trên báo
“Người Lao Động”, ra ngày 20/8/2002).
¤ “Mới đây, Hội đồng tối cao UMNO (Tổ chức dân tộc Mã Lai thống
nhất), đảng cầm quyền ở Malaysia đã ra chỉ thị quy định bắt đầu từ năm học
này, các trường học ở Malaysia phải dạy các môn khoa học và toán bằng
tiếng Anh. Cả môn văn chương Anh cũng bắt buộc phải được dạy từ cấp tiểu
học... Điều đó có nghĩa là tiếng Anh sẽ lại một lần nữa trở thành thứ ngôn
ngữ chính trong các trường học ở Malaysia.
Lần trở lại những năm 60 của thế kỷ trước, khi Malaysia vừa mới thoát
khỏi ách thống trị của thực dân Anh, UMNO đã chủ trương lấy tiếng Bahara
– tiếng nói của những người gốc Mã Lai – làm ngôn ngữ giảng dạy trong
trường học thay cho tiếng Anh. Tới năm 1969, chủ trương này được pháp
chế hóa và 13 năm sau, công cuộc chuyển đổi ngôn ngữ ở Malaysia cơ bản
hoàn thành, được coi là cuộc cách mạng thắng lợi của Malaysia.
Là bộ trưởng giáo dục trong thời kỳ đó, kiến trúc sư chính của cuộc “cách
mạng” này không phải ai khác mà chính là ông Mahathir Mohamed. Nhưng
kể từ khi không làm bộ trưởng giáo dục nữa mà lên làm thủ tướng, ông
Mahathir đã nhanh chóng nhận ra rằng đó chính là một sai lầm của mình!
Do tiếng Anh đã trở thành một thứ ngôn ngữ ngày càng thông dụng trong
đời sống quốc tế, được dùng trong giao tế thương mại và là ngôn ngữ chính