mục tiêu đặt ra chưa đạt được mà người chịu thiệt hại lại chính là đội ngũ
lao động.
Một ví dụ nữa trên lĩnh vực khác cũng ở Đức. Đó là khi luật pháp quy
định bằng lái xe con không được dùng để lái xe tải 7,5 tấn trở lên, lập tức
nhiều DN đã cho sản xuất đại trà loại xe 7,49 tấn, thấp hơn mức quy định
chỉ 10 kg, lưu thông hoàn toàn hợp pháp.
Qua những ví dụ nêu trên, không nên cho rằng đó là những hiện tượng
xấu “lách luật” mà phải hiểu rằng đó là chuyện bình thường, khi người dân
được phép làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm, còn Nhà nước chỉ
được làm những gì mà luật pháp cho phép. Điều quan trọng là khi ban hành
bộ luật mới, chính sách mới, những người có trách nhiệm cần phải cẩn trọng
suy trước tính sau, tính đến cả những khả năng có thể xảy ra bất ngờ mà
người ta có thể vận dụng để mang lại lợi ích cho mình. Có như vậy mới
tránh được tình trạng luật lệ thay đổi luôn luôn, đồng thời đạt được mục tiêu
đề ra.” (Bài “Lách luật” của Phan Đăng, đăng trên báo “Người Lao Động”,
ra ngày 19/9/2002.)
¤ “Chuyện kể dưới đây xảy ra thường xuyên ở nước Nhật, một nước có
trình độ phát triển vào loại cao nhất thế giới. Chuyện rằng ở nhà máy nọ,
một buổi sáng, ông chủ thấy một nữ công nhân đang đứng máy có nét mặt
buồn buồn. Hỏi tại sao, mới biết con chị ta bệnh. Lập tức ông chủ cho chị ta
nghỉ việc ngày hôm đó và vẫn được trả lương, đồng thời cho xe đưa con của
người nữ công nhân đó đến bệnh viện. Hỏi tại sao ông làm thế, ông chủ đáp:
“Người thợ đứng trước máy có tinh thần sảng khoái, năng suất lao động mới
cao và mới an toàn lao động. Tôi làm vậy là vì nhà máy của tôi và vì người
thợ nữa. Vì thực ra chi phí cho người công nhân có con bệnh còn hơn là để
nhà máy xảy ra tai nạn lao động”. Vậy là một việc làm lợi cả đôi đường.
Chuyện thứ hai, cũng xảy ra ở một doanh nghiệp Nhật, nhưng không phải
trên đất Nhật mà tại Khu chế xuất Tân Thuận, TPHCM. Đó là công ty
Nagata (100% vốn đầu tư của Nhật). Có lẽ cũng với cách làm lợi cả đôi
đường như trên, công ty này đã ký thỏa ước lao động đảm bảo quyền lợi của
người lao động cao hơn luật định, bao gồm các khoản ký hợp đồng lao động,