đem tiêu phí qua hàng loạt những dự án đầu tư mang tính “trình diễn” một
cách khó hiểu. Chẳng hạn như năm 1995, Nauru đầu tư vào... vở ca vũ kịch
ở London về đời sống tình ái của Leonardo da Vinci. Trong khi đó, toàn bộ
đất nước chỉ có một con đường tráng nhựa, chỉ có một khách sạn duy nhất
và hãng hàng không Nauru cũng chỉ có 1 chiếc máy bay, mà là máy bay thuê
mướn. Vào đầu năm nay, khi hệ thống điện thoại ở Nauru bị hư hỏng còn
chiếc máy bay duy nhất thì bị đe dọa “thu hồi” vì không thanh toán nợ đến
hạn, lúc đó báo chí ở Úc đã đưa tin là Nauru có nguy cơ bị cô lập hoàn toàn
với thế giới bên ngoài!
Viên chức chính quyền thì tham nhũng, còn dân chúng thì “hưởng xái”
nên nay, cư dân Nauru thuộc nhóm người có tỷ lệ cao nhất về các chứng
bệnh của “con nhà giàu” như nghiện rượu, cao huyết áp, bệnh tim mạch và
tiểu đường. Tổng thống Nauru, ông Dowiyogo, 57 tuổi – người từng giữ
cương vị nguyên thủ quốc gia 6 lần kể từ năm 1975 – đã tử vong hồi tháng 3
vừa qua vì một cơn đau tim khi đang ở Washington vận động cho việc đưa
đất nước của ông ra khỏi danh sách “các nơi rửa tiền quốc tế”. Ông Gioura –
Tổng thống tạm quyền lên thay thế cho ông Dowiyogo – lại cũng bị đau tim
phải đi Úc chữa trị. Trong thời gian ông Dowiyogo ở Mỹ, toàn bộ công chức
Nauru ở quê nhà không được trả lương. Đảo quốc nhỏ bé này có đến 400
ngân hàng “ma” (!) Mới đây, Mỹ lại đe dọa sẽ trừng phạt kinh tế khi cáo
buộc Nauru bán hộ chiếu cho những phần tử khủng bố quốc tế để thu lợi.
Các chuyên gia dự báo: Đến năm 2008, mỏ phosphate của Nauru sẽ cạn
kiệt. Đất nước sẽ không còn nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nào nên
mới đây, đã có ý kiến đề nghị mở một sòng bạc lớn để người Úc đến chơi,
tạo nguồn thu bù đắp cho khoảng 50% chi phí của toàn đảo. Ngoài ra, để
cứu vãn tình hình quá tồi tệ, năm 2001, chính phủ Nauru đã chấp thuận
khoản viện trợ nhiều triệu đôla của chính phủ Úc để đổi lại việc thiết lập trại
tạm giữ những người nhập cư bất hợp pháp vào Úc mà Canberra gọi là “giải
pháp Thái Bình Dương”. Thỏa thuận này sẽ chấm dứt vào tháng 6 tới nhưng
chính quyền Canberra muốn đàm phán gia hạn thêm vì khoảng 450 người tỵ
nạn – đa số là người Afghanistan và Iraq – vẫn còn ở Nauru cho đến sang