con người có thể gặp phải các hóa chất nguy hiểm này ở khắp nơi, trong các
sản phẩm cao su, thảm bằng chất dẻo tổng hợp, tấm phủ plastic, sơn, vécni,
các chất tẩy rửa, thực phẩm đóng hộp, giấy bóng dùng làm bao bì thực
phẩm, các sản phẩm điện tử khi đặt trong phòng kín… Nói tóm lại là từ
những thứ cần thiết trong đời sống mỗi người mà việc tiếp xúc với chúng
trong thời gian dài đã dẫn đến sự tích tụ các hóa chất nguy hiểm trong cơ thể
con người.
Quả là một thực tế đáng lo ngại mà nguyên nhân của nó xuất phát từ tình
trạng sử dụng tràn lan và không có kiểm soát của các loại hóa chất trong
cuộc sống hàng ngày. Đối với các nước đang phát triển hoặc có trình độ phát
triển thấp như Việt Nam, báo cáo của WWF càng có tính thời sự hơn. Trước
hết, kiểm soát việc sử dụng hóa chất này là một điều không dễ dàng bởi nó
đòi hỏi phải có các thiết bị đặc biệt và các khoản chi phí xét nghiệm tốn
kém. Trong khi đó, các nhà sản xuất chỉ tính đến lợi nhuận là chính, người
tiêu dùng thì không phải ai cũng đủ trình độ để nhận biết mối hiểm họa từ
các loại hóa chất chứa trong các vật dụng hàng ngày, thường họ chỉ quan
tâm tới giá rẻ, bất kể vật cần mua làm từ chất gì.
Đây chính là trách nhiệm của các cơ quan chức năng cũng như chính sách
quản lý của nhà nước. Những tai nạn như ngộ độc thực phẩm, ngộ độc các
loại hóa chất chỉ là những vụ việc ít ỏi mà ta có thể thấy, còn hiểm họa chính
từ các hóa chất thì luôn giấu mặt bởi phải nhiều năm mới phát thành các căn
bệnh nguy hiểm như ung thư. Nhưng để đến lúc đó mới nhận ra thì đã quá
muộn.” (Bài “Hiểm họa giấu mặt” của Phan Đăng, đăng trên báo “Người
Lao Động”, ra ngày 5/7/2004).
¤ “Hơn một tháng đã trôi qua kể từ ngày UBND TP Cần Thơ cấm xe lôi,
xe ba gác lưu thông (ban ngày), trên hai tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 91 và
một số tuyến đường chính trong nội thị, nhiều chuyện bất cập đã lộ rõ: từ
chuyện đi lại, buôn bán, học hành, bệnh hoạn ốm đau… cho tới hàng loạt cơ
sở sản xuất kinh doanh buôn bán đình trệ trong khi dân chạy xe lôi ngáp
dài…