máy. Bây giờ tuyến đường trước cơ sở của anh cấm xe lôi nên mọi hoạt
động của cơ sở bị đình trệ vì cá giống không thể vận chuyển vào ban đêm do
liên quan đến dưỡng khí và người thả nuôi.
Ông Châu Kim Xuyên, 22 năm trong nghề xe lôi, buồn bã: “Mấy ngày
nay chẳng chạy được cuốc nào, bảy miệng ăn ở nhà phải mượn tiền đong
cơm từng bữa. Chính quyền cho chạy ban đêm nhưng có ma nào đi”. Anh
Hoàng, chạy xe ba gác trên đường Cách Mạng Tháng Tám, nói: “Lúc trước
ế nhất cũng kiếm được 40.000 - 50.000 đ, có hôm 80.000 - 90.000 đ. Bây giờ
chạy đắt lắm cũng chỉ kiếm được 20.000 - 25.000 đ/ngày”.
Tập quán lâu đời của hàng vạn người dân bị thay đổi quá đột ngột mà
không có những bước đi hợp lý, thuận lòng. Việc cấm xe ôm đã ảnh hưởng
trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống kinh tế–xã hội ở TP Cần Thơ. Để kiếm
kế sinh nhai và né lệnh cấm, cánh tài xế đã “chế tạo” ra nhiều loại xe rất lạ:
Xe kéo tay, xe đẩy, xe Honda có gắn thùng sắt phía sau… nên càng làm cho
giao thông thêm rối lắm, mất mỹ quan đô thị. Một cán bộ về hưu ở đường
Ba Tháng Hai chỉ ra những bất cập: “Chủ trương cấm xe lôi không sai
nhưng hệ thống xe khách công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu. Xe lôi đã
tồn tại và gắn với người dân gần nửa thế kỷ qua như là một tập quán, không
thể triệt tiêu ngày một ngày hai được. Đau bụng đẻ, bệnh hoạn nửa đêm,
chở vật liệu xây dựng vào hẻm, tang ma… hồi nào tới giờ người dân chỉ gọi
xe lôi; giờ đây mọi thứ đều bị xáo trộn”.” (Bài “Cần Thơ sau một tháng
cấm xe lôi” của Phương Nguyên, Mộng Linh, đăng trên báo “Tuổi Trẻ Chủ
Nhật”, ra ngày 18/7/2004).
¤ “Một người chủ trang trại trở nên nổi tiếng và giàu có nhờ ông mày mò
lai tạo được giống bắp mới. Một hai năm đầu, giống bắp của ông là niềm
hãnh diện riêng của ông vì ở hội chợ nông nghiệp nào ông cũng được tôn
vinh, được trao hết giải thưởng này tới giải thưởng khác.
Và dĩ nhiên, nhờ năng suất bắp cao nên ông cũng kiếm lời nhiều hơn tất
cả. Tuy nhiên, thời gian sau có điều gì đó không ổn với giống bắp của ông.
Nó biến mất khỏi đài danh vọng trong vài năm.