khác nhau. Ví dụ, các đối tượng vật chất vĩ mô như các đồ vật có cấu tạo từ
nhiều hợp chất tạo thành là các hệ dưới. Các hợp chất riêng rẽ H
2
O, H
2
SO
4
,
NaCl, HCl... là các hệ dưới nữa. Các đơn chất như H
2
, O
2
, Fe, Cu... là các hệ
dưới dưới nữa. Các ion và điện tử là các hệ dưới dưới dưới nữa...
Tiếp theo đây, người viết sẽ tổng kết các kiến thức cơ sở đã trình bày
trong quyển hai và quyển ba theo các điểm vừa nêu.
Thứ nhất, về việc chọn các kiến thức từ các khoa học cơ sở của
PPLSTVĐM:
- Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, quy luật, cơ
chế của tinh thần (tâm hồn) như là sự phản ánh dưới dạng các hình ảnh hình
thành trong óc của con người về hiện thực. Trên cơ sở và nhờ sự phản ánh
đó, sự điều khiển hành vi và hoạt động mang tính cá nhân được thực hiện.
Trong các kết quả nghiên cứu của các bộ môn thuộc tâm lý học, người
viết chỉ rút ra những kiến thức về, hoặc liên quan đến quá trình suy nghĩ giải
quyết vấn đề và ra quyết định, và các hành động thực hiện của người giải
trên thực tế. Những kiến thức này được trình bày tập trung trong Chương 5
và Chương 6 của quyển hai. Đấy là các kiến thức trả lời các câu hỏi như ý
nghĩ này hoặc ý nghĩ khác của cá nhân xuất hiện, biến đổi, phát triển như thế
nào? Tại sao? Nhờ sự tham gia của các hiện tượng tâm lý nào?... Những ý
nghĩ – kết quả, sản phẩm của quá trình tư duy diễn tiến theo các quy luật
tâm lý là các khái niệm, ý tưởng...
Thông thường, người ta chỉ thực sự suy nghĩ, thậm chí, bị bắt buộc suy
nghĩ khi có vấn đề (bài toán). Các vấn đề có nguồn gốc là các nhu cầu cá
nhân đòi hỏi phải được thỏa mãn mà cá nhân chưa biết cách nào làm thỏa
mãn, hoặc chưa biết cách tối ưu trong một số cách đã biết. Cách suy nghĩ và
hành động giải quyết vấn đề của phần lớn mọi người, về cơ bản, là phương
pháp thử và sai với những biến thể nhất định.
Suy nghĩ của cá nhân không khách quan. Nó bị ảnh hưởng, chi phối lớn
(có thể tốt, có thể xấu tùy theo các tình huống, điều kiện cụ thể) của các nhu