vì ở Bắc Cực không có cỏ. Phán đoán P
B
– “Hổ không sống ở Bắc Cực”
cũng đúng, vì Bắc Cực quá lạnh đối với hổ. Từ những phán đoán tiền đề
đúng nói trên, thấy “Hổ không sống ở Bắc Cực” (P
B
), kết luận P
A
– “Hổ là
động vật ăn cỏ” là sai. Do vậy, trong trường hợp chung, công thức nói trên
có khả năng sai và không được coi là có cơ sở lôgích.
2) “Nếu P
A
, thì P
B
; P
A
sai, do vậy, P
B
sai” cũng không có cơ sở lôgích.
Ví dụ, P
A
“Sắt là chất dẫn điện tốt”; P
B
– “Sắt được sử dụng rộng rãi
trong công nghiệp”. Ta có: “Nếu sắt là chất dẫn điện tốt thì sắt được sử
dụng rộng rãi trong công nghiệp; sắt không dẫn điện tốt, do vậy, sắt không
được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp”. Một lần nữa, ở đây, kết luận sai
mặc dù tiền đề là đúng.
Bạn đọc thử tự mình phân tích cách suy luận trong hai ví dụ sau do V.
Bilibin đưa ra vào đầu thế kỷ 20:
♦ Nếu không có Mặt Trời thì phải thường xuyên thắp nến và đèn dầu hỏa.
Nếu thường xuyên thắp nến và đèn dầu hỏa thì các quan chức phải ăn hối
lộ để có tiền bù vào lương.
Do vậy, các quan chức không ăn hối lộ bởi vì có Mặt Trời.
♦ Nếu bò và gà trong chăn nuôi là bò và gà nướng sẵn, thì người ta không
cần phải đốt bếp lò, có nghĩa, số vụ hỏa hoạn giảm đi.
Nếu số vụ hỏa hoạn giảm đi, thì các công ty bảo hiểm đã không tăng tiền
thưởng bảo hiểm cao như thế.
Do vậy, các công ty bảo hiểm tăng tiền thưởng bảo hiểm cao như thế là do
bò và gà trong chăn nuôi không là bò và gà nướng sẵn.
8.5.3. Suy luận quy nạp
Suy luận quy nạp là suy luận với cách lập luận đi từ tiền đề phản ánh
hiểu biết cụ thể về cái đơn nhất, cái riêng lẻ, cái bộ phận đến kết luận