Trong khi đó, giải các bài toán thực tế, người giải thường xuyên phải làm
việc với các đối tượng cụ thể chứ không phải với các đối tượng trừu tượng,
khái quát. Để áp dụng các quy luật, đặc biệt, các quy luật mang tính khái
quát cao, người giải cần quy nạp các thuộc tính, mối liên hệ cụ thể của các
đối tượng cụ thể hoặc chính các đối tượng cụ thể có trong bài toán về các
khái niệm của các quy luật đã biết. Ví dụ, đối tượng cụ thể là nước, quy nạp
thành chất lỏng; sắt – kim loại hoặc chất sắt từ; anh Nguyễn Văn A – con
người... Từ đây, người giải định hướng được các quy luật cần sử dụng như
các quy luật về chất lỏng, kim loại, chất sắt từ, con người... Tiếp theo, nhờ
diễn dịch, các quy luật đã biết giúp người giải có các kết luận tin cậy, phục
vụ việc giải bài toán cho trước.
Tóm lại, quy nạp và diễn dịch có khả năng thiết lập cầu nối hai chiều
thông suốt giữa những cái cụ thể và khái quát (xem Hình 97).
Bạn đọc hãy thường xuyên luyện tập xây dựng và sử dụng cây cầu nói
trên, sao cho chuyển từ cụ thể sang khái quát và ngược lại với tốc độ nhanh
nhất, lúc đó, bạn sẽ đạt được mục đích đề ra: dễ dàng áp dụng các kiến thức
có phạm vi áp dụng rộng vào từng trường hợp cụ thể gặp trong cuộc sống,
công việc, vừa thấy cây, vừa thấy rừng.
Hình 97: Cầu nối hai chiều giữa cụ thể và khái quát nhờ diễn dịch (DD)
và quy nạp (QN)
4) Phạm vi áp dụng của lôgích hình thức được xác định bởi các quy luật,
quy tắc, yêu cầu đã trình bày trong các mục từ 8.2. Các quy luật cơ bản của