GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 70

lôgích hình thức đến 8.5. Suy luận. Ở đây, người viết liệt kê một số giúp bạn
đọc nhớ lại. Đấy là:

- Lôgích hình thức chỉ phản ánh khía cạnh tương đối ổn định của sự vật,

do vậy, không dùng được ở nơi có sự vận động, phát triển, thay đổi về chất
của sự vật (xem Chương 9: Tư duy biện chứng).

- Một số quy luật, quy tắc, yêu cầu của lôgích hình thức mang tính trừu

tượng, lý tưởng cao, trong nhiều trường hợp, khác xa với các điều kiện có
trong thực tế. Ví dụ, quy luật lý do đầy đủ: Khó tìm ra hết các nguyên nhân
có thể có, chưa kể, đấy là quá trình rất dài về mặt thời gian (xem mục 8.2.
Các quy luật cơ bản của lôgích hình thức
); định nghĩa: Khó có thể xây dựng
định nghĩa, khái niệm thỏa mãn tất cả các quy tắc (xem mục nhỏ 8.3.3. Định
nghĩa khái niệm
); quy nạp: Năm nguyên tắc quy nạp giúp tìm nguyên nhân
trong quan hệ nhân–quả không dùng được cho nhiều trường hợp xảy ra
trong thực tế, ở đó, các nguyên nhân tương tác với nhau tạo nên những thay
đổi mới về chất hoặc/và kết quả ảnh hưởng ngược trở lại nguyên nhân (xem
mục nhỏ 8.5.3. Suy luận quy nạp)...

Tính trừu tượng, lý tưởng cao, một mặt, rất thích hợp với toán học, khoa

học nghiên cứu các đối tượng trừu tượng được lý tưởng hóa và dẫn đến
lôgích toán học, đại số lôgích. Mặt khác, tính trừu tượng, lý tưởng cao đòi
hỏi người áp dụng lôgích hình thức vào thực tế phải có thái độ thận trọng và
không quá cầu toàn đối với chính mình và những người khác. Thận trọng để
thấy, tính đến sự chênh lệch giữa lý tưởng với thực tế, từ đó, đánh giá đúng
quá trình và kết quả suy luận lôgích trong từng trường hợp cụ thể. Không
quá cầu toàn để tránh có những đòi hỏi vô lý, không phù hợp với thực tế,
hoặc chờ đợi cái lý tưởng, nhiều khi, không biết bao giờ có. Do vậy, người
áp dụng lôgích hình thức mới chủ động khai thác những gì đang có trong
thực tế, đưa ra được các lời giải, quyết định phù hợp với các tình huống cụ
thể.

- Chúng ta đã biết, các nhu cầu cá nhân là nguyên nhân làm nảy sinh các

vấn đề (xem mục 5.2. Các nhu cầu của cá nhân của quyển hai). Các nhu cầu
cá nhân thường thể hiện thành các mục đích cụ thể mà cá nhân muốn đạt tới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.