Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô
Lúa mạ nhảy lên ăn bò
Cỏ năn, cỏ lác rình mò bắt trâu
Gà còn đuổi bắt diều hâu
Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông”
“Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”
“Vợ mình là con người ta
Con mình do vợ đẻ ra
Suy đi nghĩ lại chẳng bà con chi
Ăn luôn chứ để làm gì”
(Lập luận của người chồng để ăn phần quà lẽ ra phải mang về cho vợ và
con)
Bạn đọc còn có thể đọc lại ví dụ về phân loại sách trong mục nhỏ 8.3.4.
Phân chia khái niệm.
- Lôgích hình thức coi ngôn ngữ là vỏ của tư duy nhưng chỉ sử dụng một
phần ngôn ngữ tự nhiên chứ không phải tất cả. Ví dụ, phán đoán có hình
thức là một câu khẳng định hoặc phủ định (xem mục nhỏ 8.4.1. Định nghĩa,
cấu trúc và hình thức ngôn ngữ của phán đoán), trong khi, các loại câu của
ngôn ngữ phong phú hơn rất nhiều. Điều này, một mặt, cho thấy sự hạn chế
của lôgích hình thức, mặt khác, có thể dẫn đến sự lẫn lộn: Đang tư duy theo
lôgích hình thức, ngôn ngữ tự nhiên lái ra ngoài, dẫn đến sự không nhất
quán, kết luận sai lầm.
- Danh từ “lôgích” còn được hiểu là cách suy luận, lập luận nói chung,
mặc dù cách đó có thể đúng, có thể sai (xem mục 8.1. Mở đầu). Trong ý
nghĩa này, lôgích hình thức mới chỉ là một cách trong nhiều cách suy luận.