GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 73

Những cách suy luận, lập luận khác, tùy theo truyền thống, văn hóa, niềm
tin, trình độ phát triển... vẫn được tiếp nhận và sử dụng trong những nhóm,
cộng đồng người khác nhau. Cùng với toàn cầu hóa, sự giao thương, giao
lưu, giao tiếp... có thể dẫn đến những xung đột về các cách suy luận, lập
luận khác nhau mà M. Maruyama gọi là “cú sốc lôgích” (Logic Shock). Đây
cũng là điều đáng lưu ý, cần phải tính đến để không làm nảy sinh các vấn đề
không đáng nảy sinh. Người viết sẽ còn quay trở lại vấn đề này.

Tóm lại, người suy nghĩ cần dùng tư duy lôgích hình thức đúng phạm vi

áp dụng, không tuyệt đối hóa lôgích hình thức như là loại tư duy duy nhất
hoặc mạnh nhất trong quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định.

5) Trong phạm vi áp dụng của mình, tư duy lôgích hình thức có thể tham

gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra
quyết định (xem Hình 43: Mô hình tư duy trong ngữ cảnh của mô hình nhu
cầu–hành động
Hình 44: Sơ đồ phương pháp thử và sai, được chi tiết hóa
dựa trên mô hình tư duy của Hình 43
). Nói cách khác, người suy nghĩ có thể
áp dụng tư duy lôgích hình thức vào tiếp thu thông tin hiểu bài toán, xử lý
thông tin, phát ý tưởng, tìm thêm thông tin từ môi trường bên ngoài. Thông
tin ở đây được hiểu là ngôn ngữ với từ, câu, hệ thống các câu. Tương ứng
với lôgích hình thức, chúng là các khái niệm, phán đoán, hệ thống các phán
đoán.

Thực tế cho thấy, suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định, dù chỉ một

mình, người suy nghĩ luôn trao đổi (đối thoại, tranh luận, thảo luận, đồng ý,
không đồng ý...) với chính mình trong tất cả các giai đoạn của quá trình suy
nghĩ. Nói cách khác, người suy nghĩ lúc đóng vai phát thông tin (ngôn ngữ),
lúc đóng vai thu thông tin (ngôn ngữ) và nhiệm vụ cả hai vai này bao gồm
cả mã hóa, giải mã, xử lý, biến đổi, tạo thông tin (ngôn ngữ). Bạn có thể
xem lại mục 6.3. Quá trình truyền và biến đổi thông tin của quyển hai.

Trong tinh thần vừa nêu, dưới đây người viết trình bày tư duy lôgích giải

quyết vấn đề và ra quyết định nhìn từ các góc độ: thông tin (luận ý) lôgích,
người thu thông tin, người phát thông tin và sử dụng các kiến thức lôgích
hình thức đã được đề cập từ đầu Chương 8 đến nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.