Dưới đây, người viết liệt kê tóm tắt những việc cần làm để có được thông
tin lôgích chặt chẽ, tin cậy ở mức độ phù hợp cao nhất có thể. Đấy chính là
thông tin lôgích có kết luận đúng trong trường hợp suy luận diễn dịch đúng;
hoặc có kết luận đúng với một xác suất nào đó, nhưng được bảo đảm rút ra
từ suy luận quy nạp.
1) Xác định luận đề – bài toán nhỏ:
Kết luận của thông tin lôgích là một câu khẳng định hoặc phủ định về một
điều gì đó (gọi là luận đề). Luận đề là đề tài (đối tượng) mà thông tin lôgích
đề cập đến.
Ví dụ, một thông tin lôgích có kết luận: “Lái xe không vượt quá 50
km/giờ làm giảm tai nạn giao thông”. Luận đề trong trường hợp này là: Tốc
độ xe cao nhất bằng bao nhiêu thì tai nạn giao thông sẽ giảm.
Như vậy, trước hết người suy nghĩ cần xác định mình cần suy nghĩ về cái
gì một cách đơn nghĩa và nhất quán. Nói cách khác, cần xác định bài toán
nhỏ với mục đích cụ thể, rõ ràng cần đạt. Trong ví dụ vừa nêu, đấy cũng
chính là trả lời câu hỏi “Tốc độ xe cao nhất bằng bao nhiêu thì tai nạn giao
thông sẽ giảm?”.
2) Định nghĩa khái niệm:
Mỗi thông tin lôgích là hệ thống các câu. Mỗi câu lại là hệ thống các từ.
Mỗi từ là một khái niệm. Mỗi khái niệm cần được định nghĩa (xem mục 8.3.
Khái niệm) rõ ràng, chặt chẽ nhất có thể được theo các điều kiện cụ thể. Các
khái niệm cần được sử dụng một cách nhất quán và đơn nghĩa.
3) Xây dựng tiền đề:
Kết luận chính là lời giải bài toán nhỏ, là quyết định của người suy nghĩ
về luận đề, được đưa ra để chính mình thực hiện, hoặc để những người khác
tiếp nhận thực hiện. Kết luận tin cậy chỉ có thể được rút ra từ những lý do