để giảm tai nạn giao thông, vì ý thức của những người lái xe ở những nước
đó tốt hơn. Bạn có thể kết luận: “Nếu làm cho những người lái xe chấp hành
luật an toàn giao thông tốt hơn, lái xe không vượt quá 60 km/giờ làm giảm
tai nạn giao thông”.
Tương tự như vậy, bạn có thể dùng các cách tiếp cận khác như dựa trên
thiết kế, chất lượng đường, cầu...; các biển báo, đèn tín hiệu giao thông; mối
quan hệ giữa tốc độ lưu thông các xe và tốc độ tăng trưởng kinh tế;...
Trong trường hợp có nhiều cách tiếp cận, sau khi xem xét riêng rẽ từng
cách tiếp cận, bạn có thể “gộp” một số cách tiếp cận thành một thông tin
lôgích với kết luận chung hoặc kết luận mang tính khái quát hơn (xem điểm
7) Tổng hợp các thông tin lôgích và Hình 99).
Bạn đọc còn có thể so sánh Hình 100 với Hình 65: Các nghĩa của đối
tượng cho trước tùy thuộc vào chiều xem xét của quyển hai.
9) Giải toàn bộ bài toán cho trước:
Bài toán cho trước bao gồm hệ thống các bài toán nhỏ (các luận đề). Điều
này có nghĩa, người giải cần phân tích bài toán cho trước thành các bài toán
nhỏ. Việc phân tích này có thể trùng hoặc không trùng với phân chia khái
niệm. Phải coi đây là việc bình thường, vì phân chia khái niệm theo lôgích
hình thức không phải là loại phân tích vạn năng. Mỗi bài toán nhỏ có thể có
(các) lời giải của mình dưới dạng (các) thông tin lôgích (xem các Hình 98 và
Hình 100).
Ngược lại, lời giải toàn bộ bài toán cho trước lại bao gồm hệ thống các
thông tin lôgích, trong đó có thể có những trường hợp tổng hợp, giống như
miêu tả trên Hình 99. Ở đây, nói đến hệ thống, cần phải tính đến các mối
liên kết đa dạng giữa các thông tin lôgích và sự thay đổi về chất có thể xảy
ra do sự liên kết đó (xem Chương 10: Tư duy hệ thống).