GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 82

10) Một số loại bẫy thuyết phục bằng các phương tiện
giả lôgích hoặc phi lôgích:

Bình thường mà nói, một kết luận nào đó chỉ được tiếp nhận dựa trên các

thông tin lôgích đúng đắn, chặt chẽ và nhất quán. Nói cách khác, sự thuyết
phục, lòng tin phải có các cơ sở lôgích. Thay vì như vậy, trong thực tế cuộc
sống, công việc của mỗi người có không ít các trường hợp, ở đó kết luận cho
trước bị áp đặt, ép buộc tiếp nhận bằng các phương tiện giả lôgích hoặc phi
lôgích. Ngoài ra, các phương tiện đó còn được dùng để “thanh minh”,
“chạy tội”
cho các kết luận thiếu cơ sở lôgích.

- Ngụy biện. Ví dụ như:

“Kẻ cắp chỉ muốn lấy các đồ tốt; lấy các đồ tốt là công việc tốt; do vậy, kẻ

cắp chỉ muốn làm những điều tốt đẹp”.

“Thuốc bệnh nhân uống là điều ích lợi; càng có nhiều điều ích lợi thì càng

tốt; cho nên, cần uống nhiều thuốc”.

- Đánh tráo khái niệm, luận đề. Ví dụ như:

“Chuột luôn gặm nhấm các đồ vật; do vậy, chuột (của máy tính – người

viết giải thích) phải để trong các hộp sắt có khóa”.

- Viện dẫn đến số đông. Ví dụ như:

“Mọi người (hoặc hầu hết mọi người) ở đây đều đồng ý với ý kiến kết

luận; cho nên, anh (chị) chắc chắn cũng có chung ý kiến đó”.

- Viện dẫn đến uy tín cá nhân. Ví dụ như:

“Vĩ đại như ông X, nổi tiếng như bà Y đều cho rằng...; do vậy, tin rằng,

anh (chị) sẽ làm theo họ”.

- Thay vì chỉ ra một cách lôgích cái gì đúng, cái gì sai trong khái niệm,

phán đoán, suy luận thì chuyển sang công kích cá nhân con người kiểu:

“Anh (chị) sai rồi”, “Anh (chị) đã lạc đường”, “Anh (chị) biết gì mà tham

gia”, “Anh (chị) phát biểu ý kiến không xây dựng”, “Cái đó nằm ngoài sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.