GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 83

quan tâm của chúng tôi, anh (chị) lạc đề rồi”, “Anh (chị) không có thiện
chí”, “Anh (chị) chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác”...

- Viện dẫn các biện pháp trừng phạt (cây gậy) để kết luận phải được tiếp

nhận, nếu không muốn bị phân biệt đối xử, thiệt hại về quyền lợi, đàn áp,
khủng bố... Ví dụ như:

“Tôi e rằng anh (chị) phải trả giá cao hơn nhiều, nếu như không mua ngay

bây giờ mà ngày mai mới mua”.

- Viện dẫn các phần thưởng (củ cà rốt) nếu kết luận được tiếp nhận. Ví dụ

như:

“Hãy mua... bạn sẽ trúng ô tô, điện thoại di động...”.

- Viện dẫn và lợi dụng quyền lợi ích kỷ của một cộng đồng bằng những

lời hứa hẹn rằng, nếu kết luận được cộng đồng đó tiếp nhận, các nhu cầu của
chính cộng đồng sẽ được thỏa mãn (mị dân).

- Viện dẫn và lợi dụng các nhu cầu và xúc cảm không lành mạnh của cá

nhân như lòng tham, đố kỵ, ghen ghét, háo danh, thích được nịnh bợ, giận
mất khôn... để kết luận được tiếp nhận.

- Viện dẫn sự thiếu hiểu biết của mình để “thanh minh”, “chạy tội” cho

kết luận sai của mình.

- Kêu gọi lòng thương hại, sự bao dung, độ lượng, đồng cảm của những

người khác để họ tiếp nhận kết luận của mình, do vậy, thỏa mãn nhu cầu cá
nhân; hoặc để “thanh minh”, “chạy tội” cho kết luận sai, khi bị phát hiện.

- Thuyết phục bằng cách sử dụng chân lý cho trước ra ngoài phạm vi áp

dụng của nó mà quên mất rằng chân lý luôn luôn là cụ thể.

Ví dụ, người ta thường nhắc nhở: “Học phải đi đôi với hành”. Theo thời

khóa biểu, hôm đó là giờ dạy lý thuyết trên lớp về động vật. Cả lớp nhao
nhao đề nghị thầy cho đi tham quan sở thú vì “học phải đi đôi với hành”.

Hoặc, muốn loại bỏ đối thủ trong dịp bầu cử hoặc thăng chức sắp tới thì

cử đối thủ đi học tập trung nâng cao trình độ, vì muốn làm việc tốt cần
“Học, học nữa, học mãi”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.