vào dịp khác, sau khi có thêm nhiều thông tin liên quan đến các khái niệm
trao đổi.
4b) Kiểm tra tính đúng đắn của tiền đề: Các lý do, chứng cứ đưa ra trong
tiền đề có đúng không và đã đủ chưa? Có các lý do ngầm kèm theo không?
Chúng có đúng không?
Ví dụ, luận ý sau: “Thống kê cho thấy, đa số những người mắc bệnh lao
là các nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ, các nhà khoa học. Họ đều là những người
làm việc trí óc nhiều. Do vậy, các trạng thái căng thẳng về tinh thần–cơ thể
của những người đó đã gây ra bệnh lao cho họ”.
Ở đây, tiền đề với chứng cứ được coi là đúng vì dựa theo các số liệu thống
kê, nhưng chưa đủ để trở thành lý do dẫn đến kết luận. Bởi vì, thiểu số
những người mắc bệnh lao không làm việc trí óc nhiều. Họ vẫn bị bệnh lao
bởi nguyên nhân gì? Từ đây có thể thấy, luận ý nêu trên không đáng tin cậy.
Quả thật, luận ý nêu trên chỉ là ý kiến thịnh hành vào thế kỷ 19. Sau khi tìm
ra nguyên nhân thực sự của bệnh lao là vi trùng lao, luận ý nêu trên đã bị
bác bỏ hoàn toàn. Bạn đọc có thể xem lại ví dụ tương tự về tìm nguyên nhân
gây bệnh sốt sản có trong mục nhỏ 7.5.2. Giáo dục phát triển nhân cách
sáng tạo của quyển hai.
Có những trường hợp, để hiểu đúng tiền đề trong thông tin đến, người thu
cần tự phát hiện ra những lý do ngầm. Những lý do ngầm được người phát
xem là những lý do đương nhiên, ai cũng biết, nên không đưa vào luận ý
một cách rõ ràng.
Ví dụ sau được lấy lại từ mục nhỏ 6.4.3. Ngôn ngữ, ký hiệu, hình vẽ của
quyển hai: “Trong một quán rượu ở Paris, một người trong Ủy ban chống
nghiện rượu vừa dìu một người say, vừa khuyên bảo anh ta: “Anh biết
không, mỗi năm rượu đã giết ít nhất một vạn người Pháp. Tốt nhất đừng nên
uống nữa”. “Điều đó can hệ gì đến tôi? Tôi là người Bỉ cơ mà”.
Trong ví dụ này, người thuộc Ủy ban chống nghiện rượu là người phát
thông tin, người Bỉ say rượu là người thu thông tin. Ở đây có sự hiểu lầm
của người thu thông tin, do không để ý đến lý do ngầm: Rượu độc hại đối