đại”, “thông minh hơn”, “hấp dẫn hơn”, “ai cũng phải ngoái nhìn”, “giúp
suy nghĩ mạnh hơn”...
Do vậy, không phải ngẫu nhiên, có những tình huống, ở đó con người
lôgích và con người tâm lý không nhất trí với nhau trong việc ra quyết định.
Hai con người này đấu tranh với nhau, có thể ở cả ba mức: Ý thức, tiềm thức
và vô thức. Đây là một phần của cuộc đấu tranh nội tâm để, tùy kết quả, cá
nhân có thể làm chủ hoặc không làm chủ được thế giới bên trong cùng các
hành động của chính mình (xem Chương 7 của quyển hai). Đặt và trả lời các
câu hỏi nêu ở trên một cách có ý thức góp phần giúp người thu thông tin
chiến thắng bản thân mình. Sẽ còn nhiều lần người viết quay trở lại đề tài
này.
II. Người phát thông tin
1) Đầu tiên, trước khi phát thông tin, người phát cần xác định: “Ai là
người sẽ thu thông tin của mình phát ra? (Những) người đó có đặc thù gì?”.
Nếu suy nghĩ một mình, người thu là chính mình. Nếu suy nghĩ tập thể,
đấy là mình và những người cùng tham gia suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra
quyết định.
Mình có những ưu, nhược điểm này:... Những người khác có những đặc
thù về trình độ văn hóa, sự am hiểu vấn đề và những thông tin liên quan,
tính tình, cách thu, phát thông tin như sau:... Những cái liệt kê ra, những câu
trả lời... ở trên, sẽ giúp người phát thông tin trong các giai đoạn tiếp theo.
2) “Thông tin mình định phát ra liên quan đến giai đoạn nào (hiểu bài
toán, xử lý thông tin, phát ý tưởng) của quá trình suy nghĩ? Nhằm mục đích
gì? Để làm gì? Phát ra lúc này đã đúng lúc chưa? Nếu chưa, có thể ghi lại ở
đâu đó để dùng vào thời điểm thích hợp. Hãy suy nghĩ tìm thông tin phát
cho phù hợp với lúc này?”
3) “Nếu đúng lúc, thông tin về mấy luận đề? Nếu từ hai luận đề trở lên thì
cần sắp xếp chúng theo thứ tự. Có mấy luận ý cho mỗi luận đề? Kết luận dự
định của mỗi luận ý là gì?”