4) “Nếu muốn những người thu đồng ý với những kết luận, hãy xây dựng
thông tin phát thành các luận ý bảo đảm lôgích (xem Hình 98) để có tính
thuyết phục cao”.
5) “Hãy tưởng tượng mình là (những) người thu thông tin nói trên, mình
có thể phê bình (xem phần I. Người thu thông tin của mục nhỏ này) thông
tin đó như thế nào? Hãy hoàn thiện thêm các luận ý dựa trên sự tự phê bình
đó”.
6) “Mã hóa thông tin cho phù hợp với những đặc thù của (những) người
thu thông tin và thực hiện quá trình phát thông tin”.
III. Các hiệu ứng có thể nảy sinh trong tương tác giữa
người phát và người thu thông tin
- Có thể nói mối quan hệ giữa người phát và người thu thông tin là mối
quan hệ phản hồi (xem mục 7.2. Điều khiển học: Một số ý tưởng cơ bản
chung của quyển hai). Quan hệ phản hồi, một mặt, tạo ra sự phê bình, phản
biện giúp mỗi người tránh được sự thiếu chính xác, chủ quan. Mặt khác, nếu
hoàn thiện quan hệ phản hồi tốt, nó giúp điều khiển tối ưu quá trình suy nghĩ
giải quyết vấn đề và ra quyết định.
- Những người khác nhau có những cách nhìn, xem xét khác nhau, giúp
tránh được sự phiến diện, làm phong phú các cách tiếp cận. Điều này thể
hiện trong việc làm tăng số lượng đa dạng các luận đề và các luận ý cho mỗi
luận đề (xem các Hình 99 và Hình 100). Do vậy, xác suất có được lời giải,
quyết định tối ưu tăng lên.
- Lời giải, quyết định cuối cùng là sự đồng thuận của tập thể (ít nhất là
của hai người: Người phát và người thu), nên được thực tế dễ tiếp nhận hơn,
tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện quá trình đổi mới.
- Các kỹ năng thu, phát thông tin ảnh hưởng lẫn nhau. Cụ thể, khi bạn có
các kỹ năng thu thông tin tốt, chúng sẽ giúp bạn có được các kỹ năng phát
thông tin tốt. Ngược lại, các kỹ năng phát thông tin tốt giúp bạn thu thông