Để tránh việc người lạ đoán ra mật khẩu nhằm tiếp cận siêu máy tính của
mình, Livermore cũng sử dụng mật khẩu do máy tính tạo ngẫu nhiên, như
agnitfom hay ngagk. Theo lẽ tự nhiên, không ai có thể nhớ được những mật
khẩu này. Kết quả là gì? Một số người phải lưu mật khẩu trong tập tin ở máy
tính. Khóa tổ hợp liệu còn tác dụng gì khi các ký tự trong tổ hợp lại được
viết sẵn trên tường?
Dave Cleveland, chuyên gia Unix của chúng tôi, theo dõi gã và nói, “Ít nhất
thì hắn cũng không thể tiếp cận các máy tính tuyệt mật ở Livermore.”
“Tại sao vậy?”
“Hệ thống tuyệt mật của họ được cô lập, hoàn toàn không có liên kết với
mạng lưới.”
“Vậy thì những mật khẩu này dẫn đến đâu?”
“Livermore có một số máy tính không bí mật, thực hiện các nghiên cứu về
năng lượng nhiệt hạch
64
Năng lượng nhiệt hạch: Năng lượng tỏa ra khi hai hạt nhân nguyên tử kết
hợp với nhau để tạo ra một hạt nhân lớn hơn. (BTV)
“Sao nghe như họ đang chế tạo bom vậy,” tôi nói. Với tôi, hễ liên quan đến
nhiệt hạch có nghĩa là chế tạo bom.
“Họ đang xây dựng các lò phản ứng năng lượng nhiệt hạch để tạo ra nguồn
điện giá rẻ. Tức là phản ứng nhiệt hạch trong các trường điện từ hình chiếc
bánh donut ấy.”
“Tôi biết rồi. Tôi nghịch trò này từ bé mà.”
“Tôi cũng nghĩ vậy. Vì đây không phải là hoạt động nghiên cứu vũ khí, nên
có thể tiếp cận số máy tính này qua các mạng lưới.”