GIÁN ĐIỆP MẠNG - CUỘC RƯỢT ĐUỔI NGOẠN MỤC TRONG MÊ LỘ MÁY TÍNH - Trang 171

“Tôi cũng thấy thế. Tôi đã thay đổi hệ điều hành để có thể theo dõi xem hắn
làm gì.”

Thiết bị theo dõi của tôi thuộc các máy tính cá nhân IBM, không phải phần
mềm sửa đổi, nhưng nguyên tắc thì giống nhau. “Anh có thấy hắn đánh cắp
các tập tin mật khẩu và tiện ích hệ thống không?”

“Có. Hắn sử dụng mật danh là ‘Pfloyd’… Tôi cá hắn là người hâm mộ Pink
Floyd

67

. Hắn chỉ hoạt động về đêm.”

67

Pink Floyd: Một nhóm nhạc nổi tiếng của Anh. (BTV)

Ở đây có sự khác biệt. Tôi thường gặp gã hacker của mình vào buổi trưa. Có
vẻ Stanford đang bám theo những kẻ hoàn toàn khác nhau. Dù sao thì gã
hacker ở Berkeley có vẻ thích cái tên “Hunter” hơn, dù hắn còn sử dụng vài
tên tài khoản khác đánh cắp được.

Ba ngày sau, tờ San Francisco Examiner số ra ngày 3 tháng Mười chạy hàng
tít: “Thám tử máy tính săn lùng một hacker xuất chúng.” Nhà báo John
Markoff đã đánh hơi được câu chuyện ở Stanford. Bài báo này còn nhắc đến
chuyện gã hacker này cũng đã xâm nhập vào hệ thống máy tính của LBL.
Chuyện này có thể nào là thật không?

Bài báo mô tả những cái bẫy của Dan cũng như việc anh không bắt được gã
hacker Pfloyd ở Stanford. Nhưng nhà báo trên đã viết sai mật danh thành
“một gã hacker xảo quyệt với tên gọi ‘Pink Floyd’.”

Tôi buông lời chửi thề kẻ đã làm lộ câu chuyện trên và chuẩn bị khép lại
toàn bộ sự việc này. Đột nhiên, Bruce Bauer thuộc ban cảnh sát nội bộ của
phòng thí nghiệm gọi đến hỏi tôi đã đọc bài báo hôm nay chưa.

“Vâng. Thật là một thảm họa. Gã hacker sẽ không xuất đầu lộ diện nữa
đâu.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.