GIÁN ĐIỆP MẠNG - CUỘC RƯỢT ĐUỔI NGOẠN MỤC TRONG MÊ LỘ MÁY TÍNH - Trang 229

Đến lúc gác chuyện gã hacker lại rồi – ngay khi cuộc truy lùng đến hồi gay
cấn nữa chứ.

Một tuần để học cách lập trình con quái vật kia, tìm hiểu nhu cầu của các
nhà thiên văn học, và trưng ra được sản phẩm nào đó trên màn hình. Tôi mù
tịt về thiết kế trên máy tính. Mà thiết bị mới lại sử dụng thứ ngôn ngữ lập
trình của thế kỉ XXI: nó tuyên bố là “ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng
với sự kế thừa đồ họa.” Có Chúa mới hiểu điều đó nghĩa là gì.

Tôi thơ thẩn sang chỗ đội thiết kế kính viễn vọng, gặp lúc Jerry Nelson và
Terry Mast đang tranh cãi nhau về việc thấu kính viễn vọng sẽ cong đến
mức nào vì trọng lực. Khi quan sát các ngôi sao theo đường thẳng, trọng lực
sẽ không làm cong ống kính viễn vọng. Nhưng khi hướng ống kính gần về
phía đường chân trời, nó sẽ cong lại một chút, khiến sự căn chỉnh thị giác bị
xáo trộn. Họ muốn biết độ cong này là bao nhiêu, và liệu tôi có thể trình bày
hiệu ứng này trên máy tính được không.

Chuyện này có vẻ hay ho – ít nhất thì cũng hay ho hơn là ngồi vò đầu bứt
tóc để cố hiểu xem “sự kế thừa đồ họa” có nghĩa là gì. Chúng tôi nói chuyện
một lúc, và Jerry cho hay Giáo sư Erik Antonsson đã viết một chương trình
biểu diễn kính viễn vọng trên thiết bị đồ họa. Đúng là dạng chương trình mà
tôi đang phải viết.

“Vậy là đã có người viết chương trình để giải quyết vấn đề của anh và biểu
diễn hình ảnh trên màn hình?” tôi hỏi.

“Đúng vậy,” Jerry nói. “Nhưng ông ấy ở tận Viện công nghệ California
(Caltech), Pasadena. Cách đây những 650km. Vô ích. Chúng tôi cần kết quả
ngay bây giờ kia.”

Tôi chỉ cần đưa chương trình ở Caltech về Berkeley rồi khớp nó vào máy
Vax là được. Thậm chí không cần phải xoay trần ra tìm cách lập trình con
quái vật kia làm gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.