Nhưng như thế cũng chẳng ích gì, vì thầy ghi chép mọi thứ bằng tiếng Trung
Quốc.
Qua cuộc trao đổi với Ray, tôi biết thêm một chi tiết mới về gã hacker. Cho
đến lúc này, tôi mới chỉ thấy hắn lợi dụng các hệ thống Unix. Nhưng hệ
thống của Ray là một chiếc máy tính Vax chạy hệ điều hành VMS. Gã
hacker có thể lơ mơ về phiên bản Unix của Berkeley, nhưng chắc chắn hắn
biết cách xâm nhập vào hệ thống VMS ở máy Vax.
Từ năm 1978, Tập đoàn Digital Equipment đã sản xuất dòng máy Vax, ban
đầu là máy 32 bit. Họ làm không đủ bán: Tính tới năm 1985, đã có tới trên
50.000 máy được bán ra với mức giá 200.000 đô-la/máy. Hầu hết các máy
này đều sử dụng hệ điều hành VMS đa năng và dễ sử dụng, nhưng một số
người bảo thủ vẫn không chịu chấp nhận VMS mà thích sức mạnh của Unix
hơn.
Cả Unix và VMS đều phân chia tài nguyên máy tính sao cho mỗi người
dùng đều có một vùng riêng. Có không gian dành riêng cho hệ thống và
không gian công cộng để mọi người dùng chung.
Khi lấy máy tính ra khỏi thùng và khởi động lần đầu tiên, bạn phải tạo
không gian cho người dùng. Nếu máy đã được bảo vệ sẵn bằng mật khẩu,
bạn sẽ không thể đăng nhập được.
Công ty Digital Equipment khắc phục vấn đề này bằng cách lập sẵn ba tài
khoản kèm mật khẩu tương ứng cho từng máy Vax-VMS: Tài khoản
SYSTEM (hệ thống) với mật khẩu “MANAGER” (quản lý); tài khoản
FIELD (thực địa) với mật khẩu “SERVICE” (dịch vụ); và tài khoản USER
(người dùng) với mật khẩu “USER”.
Hướng dẫn đi kèm ghi để khởi động hệ thống, hãy tạo tài khoản mới cho
người dùng, sau đó thay đổi mật khẩu. Việc khởi động máy tính khá phức
tạp, và thế là một số quản lý hệ thống không buồn thay đổi những mật khẩu
này. Mặc dù Digital đã rất cố gắng để các quản lý hệ thống phải thay đổi mật