GIÁN ĐIỆP MẠNG - CUỘC RƯỢT ĐUỔI NGOẠN MỤC TRONG MÊ LỘ MÁY TÍNH - Trang 237

Của khỉ, sao không nói thẳng tuột ra là FBI?

“Ồ, tôi hiểu rồi, anh muốn sổ ghi chép của tôi để thuyết phục thực thể ‘F’
làm gì đó.” Thực thể, ra là vậy. Đúng là thứ mật ngữ của gián điệp.

“Đúng rồi. Hãy gửi cho tôi đi.”

“Địa chỉ của anh là gì?”

“Cứ gửi đến Teejay, mã bưu chính 20505. Tôi sẽ nhận được.”

À, ra là người có số có má chứ chẳng đùa. Không cần họ, không cần tên
đường, không cần tên thành phố, không cần tên bang. Không biết anh ta đã
nhận được thư rác bao giờ chưa.

Sau cuộc nói chuyện với CIA, tôi có thể quay lại với công việc thực sự. Tôi
mày mò nghịch chương trình đồ họa của Giáo sư Antonsson một lúc, và
nhận ra rằng nó đơn giản đến ngạc nhiên. Tất cả những ngôn từ đao to búa
lớn phức tạp về lập trình hướng đối tượng chỉ có nghĩa là bạn không cần viết
chương trình sử dụng biến số và cấu trúc dữ liệu; thay vào đó, bạn chỉ cần ra
lệnh cho máy tính là xong. Để mô tả một robot, bạn chỉ cần nêu chi tiết về
bàn chân, cẳng chân, khớp, thân và đầu. Không cần nói về X và Y. Và “kế
thừa đồ họa” có nghĩa là khi robot di chuyển cẳng chân, thì bàn chân và
ngón chân của nó sẽ tự động di chuyển theo. Bạn không cần phải viết từng
chương trình riêng để di chuyển từng đối tượng.

Tuyệt cú mèo. Sau vài ngày mày mò chương trình của Caltech, sự đơn giản
và gọn gàng của nó đã soi sáng tất cả. Bài tập lập trình tưởng như ghê gớm
lắm thoắt cái đã trở nên dễ dàng. Tôi ngồi trau chuốt thêm cho hình ảnh hiển
thị, tô màu rồi đặt tựa đề. Sếp đã muốn tôi biểu diễn, thì tôi ngại gì mà
không dựng sân khấu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.