CHƯƠNG 3
Q
uãng đường từ Đại học California tới Phòng Thí nghiệm Lawrence
Berkeley chỉ dài khoảng 400m, nhưng con đường đồi Cyclotron dốc đến nỗi
đạp xe cũng mất 15 phút mới tới nơi. Chiếc xe đạp cũ kỹ với 10 bánh răng
không có số nhỏ, nên hai đầu gối tôi rã rời ở mấy chục mét cuối. Trung tâm
máy tính của chúng tôi nằm gọn giữa ba máy gia tốc hạt: máy cyclotron
184-inch, nơi Ernest Lawrence
lần đầu tiên tinh chế được 1 miligram đồng
vị uranium có thể phân hạch; máy Bevatron, nơi phát hiện ra hạt phản-
proton; và máy Hilac, nơi ra đời của khoảng sáu nguyên tố mới.
9
Enerst Orlando Lawrence (1901-1958): Nhà vật lý học người Mỹ đã đạt
giải Nobel Vật lý vào năm 1939. Ông nổi tiếng vì là người phát minh ra máy
cyclotron cũng như có vai trò quan trọng trong Dự án Manhattan. Ông cũng
là người sáng lập hai cơ sở thí nghiệm Lawrence Berkeley và Lawrence
Livermore được đề cập trong cuốn sách này. (BTV)
Ngày nay, những chiếc máy gia tốc này đã trở nên lỗi thời – năng lượng
hàng triệu volt của chúng đã bị những chiếc máy va chạm hạt
vượt qua từ lâu. Chúng không còn mang lại những giải thưởng Nobel nữa,
nhưng các nhà vật lý học và sinh viên sau đại học vẫn phải xếp hàng đợi sáu
tháng để được sử dụng đường beamline
. Thực ra, những chiếc máy gia tốc
này vẫn có ích trong việc nghiên cứu các hạt hạt nhân lạ và tìm kiếm các
trạng thái mới của vật chất, với những cái tên bí ẩn như plasma quark-gluon
hay cô đặc pion. Và khi giới vật lý học không sử dụng các chùm tia này, thì
chúng được sử dụng trong cho việc nghiên cứu y sinh, bao gồm cả lĩnh vực
trị liệu ung thư.
10
Máy va chạm hạt (particle collider): Một loại máy gia tốc sử dụng trực
tiếp dòng hạt nguyên tử để bắn phá hạt nhân. (BTV)