11
Đường beamline: là đường quỹ đạo của chùm sáng của các hạt gia tốc.
(BTV)
Vào thời hoàng kim của Dự án Manhattan
trong Thế chiến II, máy
cyclotron của Lawrence là cách duy nhất để đo tiết diện của phản ứng hạt
nhân và nguyên tử uranium. Dễ hiểu tại sao phòng thí nghiệm này lại được
bao bọc trong bí mật: nó là mô hình xây dựng nhà máy sản xuất bom nguyên
tử.
12
Dự án Manhattan: Dự án nghiên cứu và phát triển trong Thế chiến II, chế
tạo ra những vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Dự án do Mỹ thực hiện
với sự hỗ trợ của Anh và Canada. (BTV)
Trong những năm 1950, hoạt động nghiên cứu của Phòng Thí nghiệm
Lawrence Berkeley vẫn được giữ bí mật, cho đến khi Eward Teller
Phòng Thí nghiệm Lawrence Livermore cách đó một giờ chạy xe. Mọi công
trình tuyệt mật đều được chuyển đến Livermore, các hoạt động khoa học
công khai vẫn ở lại Berkeley.
13
Eward Teller (1908-2003): Nhà vật lý học người Mỹ gốc Hungary. Ông là
người có nhiều đóng góp cho vật lý nguyên tử, đặc biệt là trong những dự án
phát triển bom hạt nhân và được nhiều người gọi là “cha đẻ của bom nhiệt
hạch”. (BTV)
Có lẽ để phức tạp hóa vấn đề, cả hai phòng thí nghiệm đều được đặt theo tên
người giành giải Nobel đầu tiên của bang California, cả hai đều là trung tâm
về vật lý nguyên tử, và cả hai đều nhận trợ cấp từ hậu duệ của Ủy ban Năng
lượng Nguyên tử [Mỹ] là Bộ Năng lượng. Đó là những điểm tương đồng.
Tôi không cần phải có chứng nhận an ninh khi làm việc tại Phòng Thí
nghiệm Berkeley – ở đây không có hoạt động nghiên cứu bí mật hay hợp
đồng quân sự nào cả. Ngược lại, Livermore là trung tâm thiết kế bom hạt
nhân và các tia la-ze đầy màu sắc giả tưởng như phim Star Wars. Đây khó có