chán; sau khoảng 50-100 lần thử, ngay cả hắn cũng chán cảnh phải đọc đi
đọc lại dòng thông tin: “Đăng nhập không hợp lệ – mật khẩu sai”. Vậy là
hắn lại in ra một số tập tin SDINET, hầu hết đều là những nội dung hắn đã
đọc từ mấy ngày trước. Khoảng 2 giờ 30 phút, hắn bỏ cuộc, kết thúc tám giờ
đột nhập vào các mạng máy tính quân sự.
Vậy là dư dả thời gian để lần dấu cuộc gọi. Và tôi cũng kịp thời biết được
rằng Bundespost lây nay đã hợp tác chặt chẽ với công tố viên ở Bremen,
Đức. Lúc này họ đang liên lạc với cấp có thẩm quyền ở Hannover, đồng thời
nói chuyện với BKA. Có vẻ như có người đã sẵn sàng tiếp cận gã hacker và
bắt giữ hắn.
Tôi nên gọi cho ai để báo về cuộc xâm nhập vào máy tính Hải quân lần này
đây?
Mộ tuần trước, OSI Không quân cảnh báo tôi đừng gọi trực tiếp cho quản lý
hệ thống. Jim Christy nói: “Việc đó đi ngược lại quy định của quân đội.”
“Tôi hiểu,” tôi nói. “Nhưng có cơ quan trung gian nào để tôi báo cáo những
vấn đề này không?”
“Không, không thật sự là có,” Jim phân trần. “Anh có thể báo cho Trung tâm
An ninh Máy tính Quốc gia, nhưng họ là cái bẫy một chiều. Họ lắng nghe,
nhưng sẽ không nói gì đâu. Vậy nếu đó là máy tính quân sự, hãy gọi cho
chúng tôi. Chúng tôi sẽ chuyển tin đến đúng người.”
Sáng thứ Hai, gã hacker lại xuất hiện. Lại đi vặn các tay nắm cửa. Hắn quét
một lượt từng cỗ máy tính trong mạng Milnet, từ Trung tâm Phát triển Hàng
không Rome ở New York cho đến những nơi lạ hoắc như Trung tâm Vũ khí
Điện tử Hải quân. Sau khi thử 15 địa điểm không thành công, hắn bắt được
mỏ vàng – máy tính của Căn cứ Không quân Ramstein. Lần này, hắn phát
hiện ra tài khoản “bbncc” hớ hênh, không cần mật khẩu.