Có vẻ máy tính này là một hệ thống e-mail dành cho sĩ quan. Hắn liệt kê e-
mail của tất cả mọi người. Tôi chợt giật mình – không nên để hắn trông thấy
những thông tin này.
Phải làm gì đây? Không thể để hắn chộp được dữ liệu này, nhưng tôi cũng
không muốn ra tay. Ngắt kết nối của hắn sẽ là vô ích – hắn sẽ tìm cách khác.
Tôi cũng không thể gọi tới địa điểm này, vì không biết Căn cứ Không quân
Ramstein ở đâu. Tôi có thể gọi cho OSI của Không quân, nhưng lúc này
phải hành động ngay – trong chưa đầy năm phút nữa – trước khi hắn đọc
được toàn bộ dữ liệu của họ.
Tôi với tay ra chỗ điện thoại để gọi Jim Christy ở OSI Không quân. Dĩ
nhiên, tôi không nhớ số điện thoại của anh ta. Tình cờ trong túi tôi có một
chùm chìa khóa. Phải rồi, lại là mánh chùm chìa khóa cũ. Chỉ cần thêm tạp
âm vào kết nối của hắn.
Tôi rung chùm chìa khóa vào bộ kết nối, và ngắt đường dây kết nối của gã
hacker ở mức vừa đủ để hắn tưởng đó là tạp âm. Mỗi lần hắn yêu cầu e-mail
từ Ramstein, tôi lại làm nhiễu mệnh lệnh của hắn để máy tính của Ramstein
không hiểu được hắn muốn gì.
Sau một vài lần thử nữa, hắn bỏ cuộc và quay lại quét các địa điểm khác trên
Milnet.
Cuối cùng, tôi cũng gặp được Jim Christy ở OSI Không quân. “Gã hacker đã
xâm nhập vào một địa điểm nào đó gọi là Căn cứ Không quân Ramstein.
Anh nên bảo họ thay đổi hết mật khẩu đi.”
“Ramstein là ở Đức.”
“Hả?” Tôi hỏi. Tôi tưởng việc chiếm đóng châu Âu đã kết thúc từ những
năm 1950 rồi kia mà. “Căn cứ Không quân của Mỹ làm gì ở Đức vậy?”