107
Bolt, Beranek & Newman (hay BBN Technologies): Tên một công ty
máy tính ở Massachusetts, Mỹ. (BTV)
Tôi có biết về BBN – họ đã xây dựng nên Milnet. Thực ra, phần lớn mạng
Milnet sắp sửa bị những máy tính Butterfly
của họ kiểm soát. Gã hacker
đã tìm thấy một máy tính đặc biệt nhạy cảm – nếu cài đúng con ngựa thành
Troy vào đây, hắn sẽ có thể đánh cắp được toàn bộ mật khẩu từng lướt qua
trên Milnet. Bởi đây là nơi BBN phát triển phần mềm mạng lưới của họ.
108
Butterfly: Một sản phẩm máy tính của công ty BBN, được sử dụng phổ
biến vào những năm 1980. (BTV)
Việc đánh cắp mật khẩu ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley chỉ cho
phép tiếp cận được những máy tính ở gần đây. Địa điểm đặt bẫy một phần
mềm chính là ở nơi nó được phân phối. Thả một quả bom logic vào phần
mềm phát triển, nó sẽ được sao chép cùng với các chương trình hợp lệ và
được truyền đi khắp nước Mỹ. Một năm sau, mã độc của bạn sẽ xâm nhiễm
hàng trăm máy tính.
Gã hacker biết điều này, nhưng có lẽ chưa nhận ra mình vừa vớ được một hệ
thống phát triển như vậy. Hắn tìm kiếm trong hệ thống và thấy một lỗ hổng
an ninh đang sáng lấp lánh: tài khoản gốc không cần mật khẩu. Bất cứ ai
cũng có thể dễ dàng đăng nhập vào để trở thành quản lý hệ thống. Ái chà!
Lỗ hổng quá rõ ràng, nên chắc chắn sớm muộn gì cũng sẽ có người phát
hiện ra, và gã hacker sẽ không bỏ lỡ cơ hội khai thác nó. Hắn trở thành quản
lý hệ thống và tạo ra một tài khoản đặc quyền mới. Vậy là giờ đây, dẫu
người ta phát hiện được sai sót ban đầu này, hắn cũng đã kịp trổ một cửa hậu
mới ở máy tính của BBN rồi.
Hắn tạo một tài khoản tên là Langman với mật khẩu “Bbnhack”. Tôi hiểu ý
nghĩa của mật khẩu này, nhưng tại sao lại là Langman? Có thể nào đây là tên
thật của hắn? Bundespost chưa chịu tiết lộ, nhưng biết đâu chính gã hacker
lại làm điều đó. Cái tên Langman có ý nghĩa gì nhỉ?