“Cứ thoải mái nghịch ngợm đống daemon đi, nhưng có gì xảy ra thì anh
phải tự chịu trách nhiệm đấy,” Dave Cleveland nói. “Chỉ cần tôn trọng nhu
cầu về thời gian của chúng là được.”
Wayne cũng cảnh báo: “Nghe này, nếu sơ sẩy, chắc chắn anh sẽ làm hỏng cả
hệ thống đấy. Sai lầm có thể biến hệ thống thành đống bầy hầy, và anh
không thể phản ứng kịp diễn biến tình hình đâu. Cứ đợi cho đến khi bảng
điều khiển in ra dòng ‘Panic kernel mode interrupt
’ – lúc đó thì đừng có
tìm đến tôi mà khóc nhé!”
21
Panic kernel mode interrupt: Dòng mã thông báo rằng hệ thống đã gặp
phải một lỗi nghiêm trọng, không thể khắc phục được. (BTV)
Dave nói xen vào: “Mà này, nếu tay hacker của anh có chút kinh nghiệm nào
về Unix, chắc chắn hắn sẽ đánh hơi ra sự thay đổi trong daemon đấy.”
Ý kiến này đã thuyết phục tôi. Một chuyên gia hệ thống sắc sảo sẽ nhận ra
rằng chúng tôi đã thay đổi hệ điều hành. Ngay khi biết có người đang theo
dõi, hắn sẽ phá hoại cơ sở dữ liệu của chúng tôi và chuồn thẳng. Việc theo
dõi lén phải bí mật, ngay cả đối với siêu người dùng toàn năng. Đó sẽ phải là
những công cụ theo dõi lặng lẽ và vô hình để bắt được hoạt động của kẻ xâm
nhập.
Có lẽ chỉ cần thu băng đường dây điện thoại là được, nhưng giải pháp này
có vẻ không ổn vì quá nhiêu khê. Chúng tôi sẽ phải tua lại băng, và chỉ có
thể biết hacker đã gõ những phím gì sau khi hắn đã ngắt kết nối từ lâu. Cuối
cùng, tôi tìm đâu ra 50 máy ghi âm kia chứ?
Có lẽ địa điểm lý tưởng còn lại để theo dõi luồng dữ liệu là vị trí ở giữa
modem và máy tính. Modem sẽ chuyển âm thanh điện thoại thành các xung
điện tương thích với máy tính và các daemon trong hệ điều hành. Đường
dây modem ở đây chính là 25 dây dẫn điện dẹt, loằng ngoằng bò trên sàn
nâng trong trạm điều phối. Có thể kết nối máy in hay máy tính cá nhân vào
các đường dây này, và chúng sẽ ghi lại nhất cử nhất động trên bàn phím.