7. Đối tượng xâm nhập có phòng vệ để tránh bị phát hiện không?
Tôi nhìn chằm chằm vào những câu hỏi này và nuốt nước bọt. Tôi hiểu
những gì mà NSA muốn hỏi, nhưng có điều gì đó sai sai ở đây.
Phải chăng câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ được dùng để xâm nhập vào
các hệ thống? Không, tôi không phản đối chuyện đó. Các câu hỏi chủ yếu
bao quát các khía cạnh phòng vệ.
Hay do tôi phản đối vai trò thu thập thông tin của NSA nhưng lại không chia
sẻ cho ai? Không, không hẳn vậy. Tôi đã chấp nhận chuyện đó rồi mà.
Khi đọc lại đến lần thứ ba, tôi chợt nhận ra rằng những câu hỏi này cho thấy
một giả định ngầm của họ khiến tôi khó chịu. Tôi vò đầu gãi tai băn khoăn
không biết đó là gì.
Cuối cùng, tôi cũng phát hiện ra điều khiến tôi bứt rứt trong những câu hỏi
này.
Vấn đề không nằm ở nội dung câu hỏi, mà nằm ở bản chất trung lập của nó.
Họ đang hình dung về một kẻ thù không có gương mặt con người – một “đối
tượng xâm nhập” nào đó. Hàm ý của họ là đây là một vấn đề kĩ thuật khách
quan, và sẽ được giải quyết bằng các biện pháp kĩ thuật thuần túy.
Chừng nào còn coi kẻ ăn cắp tài sản của mình là một “đối tượng xâm nhập,”
chừng đó bạn còn loay hoay. Nếu vẫn giữ thái độ lạnh lùng và xa cách này,
những người ở NSA sẽ không bao giờ nhận ra được đây không chỉ là chuyện
máy tính bị xâm nhập, mà là chuyện cộng đồng bị tấn công.
Là một nhà khoa học, tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc phải giữ thái độ
khách quan đối với các cuộc thí nghiệm. Nhưng tôi sẽ không bao giờ giải
quyết được vấn đề này cho đến khi tôi thực sự gắn bó với nó; cho đến khi tôi
thấy lo lắng về những bệnh nhân ung thư, những người có thể bị gã hacker