VI là trình biên tập màn hình của Unix. Khi Bill Joy
này vào năm 1980, mọi người cho rằng đây là phát minh tuyệt vời nhất. Nó
cho phép bạn nhìn thấy hoạt động của mình khi di chuyển từ ngữ! Nếu
muốn loại bỏ một từ ở giữa đoạn, bạn chỉ cần chuyển cái ô đang nhấp nháy
đến từ đó là xong.
119
William Nelson Joy (sinh năm 1954): Một nhà khoa học máy tính nổi
tiếng, một trong những người có đóng góp quan trọng trong việc phát triển
phiên bản Unix của Berkeley.
VI là tiền thân của hàng trăm hệ thống soạn thảo văn bản. Ngày nay, người
dùng Unix coi nó là đồ cổ – nó không có sự linh hoạt của Gnu-Emacs, hay
sự thân thiện của các trình biên tập hiện đại hơn. Dẫu vậy, VI vẫn xuất hiện
trong mọi hệ thống Unix.
Điều gì sẽ xảy ra nếu trong khi bạn đang viết một bài dài thì máy tính đột
nhiên giở chứng, như mất điện đột ngột hay có kẻ dở hơi nào rút dây cắm?
Nếu là trước đây, bạn sẽ mất toàn bộ nội dung vừa gõ.
VI-editor dùng X-preserve để khôi phục những gì bạn vừa làm. Khi máy
tính hoạt động trở lại, X-preserve sẽ lắp ghép lại những mảnh công việc của
bạn. Sau đó, nó sẽ hỏi xem bạn muốn lưu file mới được khớp lại ở đâu. Hầu
hết mọi người sẽ nói, “Ồ, hãy đặt nó vào thư mục cá nhân của tôi.”
Nhưng X-preserve không kiểm tra nơi bạn lưu file này. Nếu bạn ra lệnh,
“Đưa file này vào thư mục hệ thống,” nó sẽ làm như vậy.
Gã hacker định thử mẹo đó: Tạo một file và ra lệnh, “Hãy trao đặc quyền hệ
thống cho Sventek.” Hắn khởi động VI-editor, rồi nhập kí tự ngắt quãng để
phần mềm này tưởng rằng máy tính đang gặp sự cố, nên thực hiện lưu trữ
file của hắn theo nhiều phân mảnh.
Tiếp đến, hắn ra lệnh cho X-preserve thả file này vào thư mục hệ thống. Sau
một vài phút, Unix sẽ ấp nó, và hắn sẽ trở thành quản lí hệ thống.