“Thật ra Tạ mỗ vốn cũng không có ý trừng phạt Trác Thanh,hai mươi
gậy này, coi như xử phạt, răn đe hắn sau này làm thơ thì hãy cẩn thận hơn,
giáng chức quan xuống ba cấp, về nhà đóng cửa tự kiểm điểm trong ba
tháng, vậy là xong rồi.”
Nhất thời, Úy Trì Chính cũng không biết nói gì để phản bác lại, vụ án
của Trác Thanh, coi như đã kết thúc như vậy.
Trác Thanh thân là mệnh quan triều đình, đã không biết dốc sức phục
vụ xã tắc, ngược lại còn sáng tác những câu thơ vô dụng, không bệnh mà
kêu ca than phiền, khép vào tội không có năng lực, đánh ba mươi gậy, chức
vị giáng ba cấp, coi như là răn đe những người khác.
Vậy là, Trác Thanh không chỉ bị đánh hai mươi gậy, mà còn bị đánh
nhiều thêm mười gậy nữa. Hôm phạt xong, phần thắt lưng phía sau của
Trác Thanh bị đau, ốm bệnh nằm nhà, sau khi đóng cửa tự kiểm điểm ba
tháng xong, hắn cũng không quay lại tiếp tục làm quan nữa.
Đêm hôm đó, trong phủ của Úy Trì Chính, có một người tới, nhìn thấy
hắn, lập tức quỳ sụp xuống, nước mắt nước mũi giàn giụa, chùi hết lên vạt
áo Úy Trì Chính,
“Xin đại nhân hãy cứu mạng bách tính, thảo dân nguyện làm Khách
khanh cho phủ Úy Trì đại nhân, vì đại nhân mà bày mưu tính kế, sẵn sàng
làm chó ngựa, trừ gian thần, chém phản nghịch, thanh lọc thân tín bên cạnh
bậc quân chủ, khẩn xin Úy Trì đại nhân thu nhận!”
Nói xong, lập tức dập đầu, đầu của Trác Thanh giã xuống mu bàn chân
Úy Trì Chính, cứ nặng nề nện xuống.
(Khách khanh là một chức quan có từ thời Tần, có nghĩa là mời người
của các nước chư hầu khác về làm nước Tần làm quan, vị quan này gọi là
khanh, lại dùng đạo tiếp khách để đối đãi, nên gọi là Khách khanh.)