Minh Trọng Mưu từ nhỏ đã chỉ có một ước mơ là khoác áo giáp thống
lĩnh binh lính, xông pha nơi chiến trường, liều mạng với kẻ địch. Nước Di
sang xâm phạm, Minh Trọng Mưu chỉ là không thèm chấp, đọc từng cuốn
từng cuốn binh thư, lại nghiên cứu từng cuốn từng cuốn, quên ăn quên ngủ,
hận không thể an giấc ngàn thu cùng chúng, luyện võ cũng giống như vậy,
Vĩnh Lưu hoàng đế, tức huynh trưởng tiên hoàng, đã từng mời thầy dạy võ
xuất sắc nhất trong thiên hạ, truyền thụ võ nghệ cho Minh Trọng Mưu,
Minh Trọng Mưu nhớ tới quãng thời gian ở trên chiến trường, nên đối với
các loại binh khí cán dài như kích, thương, đều muốn sao được vậy, giao
đấu với người khác, khoan không nói tới thân phận hoàng tử của hắn, khiến
người khác cố ý muốn nhường, thì cũng chẳng có ai có thể địch lại được ba
bốn chiêu của Minh Trọng Mưu.
Minh Trọng Mưu thường nói với mọi người rằng: “Đời người quý giá,
đạo lý võ thuật rộng lớn, trẫm không hiểu hết được.” Vậy là đủ để thấy
lòng si mê của hắn đối với võ thuật.
Bởi vậy chữ của Minh Trọng Mưu cũng thiên về mực đậm, thiên về
cứng cáp, thiên về tùy hứng.
Đây cũng là chính là nguyên nhân hắn không nói gì đã trực tiếp đề bạt
phó tướng Úy Trì Chính thân từng làm thủ vệ ngoài biên tái trở thành Binh
bộ Thượng thư.
Nhưng ngày hôm trước, Tạ Lâm bắt hắn vẽ công bút, tịnh tâm dưỡng
khí, “Bệ hạ cái gì cũng tốt, duy chỉ có tính bạo lực quá nặng, trọng võ,
nhưng không trọng mưu kế, kích động, không biết sử dụng tâm cơ. Bệ hạ
đã muốn dù Thái Sơn có sập mặt vẫn không biến sắc, thì ngày thường tâm
phải tĩnh, nôn nóng hấp tấp sẽ tự mất đi, cổ nhân nói, tu thân dưỡng tính,
gặp chuyện tất sẽ không kinh sợ, bệ hạ hãy tự mình suy nghĩ thêm.”
(Công bút là lối vẽ có từ xưa, trước hết vẽ bằng bút nét mảnh hình vẽ
rồi sau dùng màu tô lên, làm sao để càng giống thực tế càng tốt. Lối vẽ này