Tạ lâm vừa về đến cửa, đang băn khoăn canh ba nửa đêm, sợ là thằng
nhóc gác cổng đã đánh một giấc từ lâu rồi, cổng lớn liệu có mở không nhỉ?
Tạ Lâm đi tới, thử gõ gõ lên ổ khóa có khuyên tròn hình mặt thú đầu
hổ (1) trước cửa lớn.
Cả thiên hạ này Tạ Lâm là nhân vật dưới một người trên vạn người,
phủ Thừa tướng là một tấm gương và ví dụ điển hình cho mọi thần tử trong
triều, hấp dẫn đủ các thế hệ thư sinh đọc sách khoa cử người trước ngã
xuống kẻ sau đứng lên trong Đại Sở, nên đương nhiên không thể tồi tàn
được.
Tạ Lâm vàng bạc nhiều, chịu nhận hối lộ, chịu chi tiền, cũng biết cách
chi tiền, là người chấp nhận bỏ tiền bạc ra trang trí nhà cửa. Vì thế mặt tiền
cũng khá đẹp, cửa lớn làm bằng gỗ gụ, trên có khóa hình mặt thú, trước cửa
là bậc thang bằng đá cẩm thạch, hai con sư tử chia ra đứng ở hai bên sườn,
trông vô cùng khí khái.
Nhưng thứ khí khái nhất lại thuộc về ba chữ đề mục rồng bay phượng
múa trên bức hoành ở cửa lớn, mang theo đôi phần cá tính của bậc đại gia,
nhưng thấp thoáng trong đó, lại có đôi chút run rẩy.
Ba chữ trên bức hoành là do Tiên hoàng trước khi lâm chung đề lên,
những ai biết được chuyện này đều bất giác bừng tỉnh hiểu ra, chẳng trách
ba chữ ấy thoạt nhìn thì mạnh mẽ phóng khoáng đấy, nhưng thực ra lực bút
không đủ, nét cuối gần như không chút sức lực nào.
Theo lý mà nói, chữ như vậy không thể treo ở trước cửa lớn phủ Thừa
tướng được, nhưng đây là do Tiên đế ngự ban, không treo, chính là đại bất
kính, mà treo, thì lại là đại bi kịch. Toàn bộ người trong phủ đều phải ấm ức
thay cho Tạ Lâm, nhưng Tạ Lâm lại nói: “Trên đầu ba thước có thần linh,
Tiên đế lão nhân gia người ngày ngày giờ giờ đều đang quan sát các ngươi