Đây cũng là điểm bất tiện của triều Tùy, nếu như mua đồ quý giá, nào là
phải dùng xe bò kéo một xe tiền đến chợ, nào là dùng hoàng kim. Mặc dù
hoàng kim không phải là tiền pháp định nhưng tất cả các cửa hàng đều thu
nhận, dù sao thì giá cả của hoàng kim trong thời buổi loạn lạc chỉ có thể là
càng ngày càng được giá.
Không có xe bò cũng không có hoàng kim, vậy thì chỉ có thể giống như
Trương Huyễn, khiêng theo mấy chục cân tiền ngũ thù đi mua đồ.
Hắn bước đến phía trước một cửa hàng binh khí ở phía đông, trước mái
hiên có treo một tấm bảng hiệu lớn, bên trên có viết hai chữ “Võ Đức” một
cách rồng bay phượng múa.
Chính là cửa hàng này, Trương Huyễn đã từng nghe Vương Bá Đương
nhắc tới, Lưu chưởng quỹ cửa hàng binh khí Võ Đức ở trong chợ Phong Đô
là một người nhạy bén với thông tin, không chỉ bán những loại binh khí bị
cấm mà còn có thể nghe ngóng được một số thông tin quan trọng.
Bước vào trong cửa hàng, chỉ nhìn thấy trên tường treo đầy các loại đao
kiếm cung tiễn, ở chính giữa trên một chiếc giá bày biện hàng trăm thanh
kiếm thanh đao rẻ tiền, lựa chọn tùy thích. Đứng bên cạnh là một tên tiểu
nhị, tay cầm một cây côn đồng, lạnh lùng quan sát động tác của mỗi người.
Một tên tiểu nhị khác thì bán những thanh kiếm thanh đao được treo
trên tường, tên này nhiệt tình lắm, rõ ràng là mấy thanh đao kiếm trên
tường kia sắc bén và đắt tiền hơn.
Chưởng quầy của cửa hàng thì lồng hai tay vào trong hai ống tay áo,
cười ha ha nhìn khách hàng. Ông ta là một người đàn ông trung niên
khoảng hơn 40 tuổi, họ Lưu, dáng người béo tròn, câu nói cửa miệng của
ông ta là “ Biết chữ võ viết như thế nào không? Dừng thương lại!”, dường
như câu nói này dùng để cứu rỗi tội nghiệt mà ông ta bán binh khí giết
người tạo nên.