Tôi chưa từng đưa Căn đi xem bóng chày. Tính ra Căn mới chỉ đi cùng bà
ngoại chơi vừơn thú một lần duy nhất, ngay cả viện bảo tàng lẫn rạp chiếu
phim nó đều chưa bào giờ đặt chân tới. Từ khi sinh nó ra, tôi bị chuyện
cơm áo gạo tiền choán hết tâm trí nên quên hẳn việc vui chơi giải trí của
hai mẹ con.
Lúc phát hiện ra những quân bài bóng chày trong hộp bích quy, tôi chợt
nghĩ: Ví như tôi có đưa một ông lão mắc bệnh quái ác suốt ngày chỉ quanh
quẩn trong thế giới số má và một cậu nhóc chỉ biết đợi mẹ vào mỗi tối đi
xem bóng chày thì ông trời cũng chẳng bắt tội gì tôi.
Thú thực, tôi không khỏi xót ruột khi móc túi ra mua ba suất vé hạng đặc
biệt. Nhất là trước đó đã phải chi một khoản tiền cho việc điều trị vết
thương cuả thằng bé. Tuy nhiên, tiền thì còn có thể kiếm sau chứ thời gian
mà một ông già và một cậu bé có thể cùng thưởng thức bóng chày với nhau
chắc chẳng có nhìều. Vả lại, để giáo sư được tnậ mắt chứng kiến những bộ
đồng phục sọc đen trắng đẫm mồ hôi, những cú home run lẫn giữa tiếng reo
hò và những ụ đất bị đế giày đinh xới nát- với giáo sư, vốn là thứ tưởng
tượng chỉ có trong thế giới của những quân bài-chắc hẳn sẻ là một ân huệ
cao cả hơn nghĩa vụ của người giúp việc. Dù cho thiếu đi bóng dáng
Enatsu.
Tôi tự cho rằng ý tưởng đó thật là tuyệt vời, ấy vậy mà trái với dự đoán,
Căn phản ứng khá hờ hững.
- Nhỡ giáo sư từ chối thì sao...- Căn lẩm bẩm- Giáo sư ghét chỗ ồn ào mà.
Nhận xét của nó trúng phóc. Tôi đã vất vả lắm mới đưa được ông tới hiệu
cát tóc. Vì vậy, sân đấu bóng chày lại càng không thích hợp với sự tĩnh lặng
mà ông yêu thích
- Hơn nữa, làm thế nào để giáo sư giữ lời hứa bây giờ? Giáo sư không biết
cách chuẩn bị tinh thần đâu.