GIÁO SƯ VÀ CÔNG THỨC TOÁN - Trang 30

Điều đó có nghĩa là, chỉ khi nói chuyện về số học chúng tôi mới không phải
giữ ý giữ tứ. Hồi còn đến trường, tôi ngán môn số học tới nỗi chỉ nhìn thấy
sách giáo khoa là đã toát mồ hôi hột, vậy mà những vấn đề giáo sư đưa ra
lại cứ chui tuồn tuột vào đầu tôi. Không phải vì tôi cố gắng chiều theo ý
thích của giáo sư giống như cách một người giúp việc cố lấy lòng chủ nhà,
mà vì phương pháp truyền đạt của giáo sư quá xuất sắc. Những tiếng thở
dài thán phục, những ngôn từ tán tụng, ánh mắt long lanh giáo sư thể hiện
ra trước mỗi công thức toán đều mang một ý nghĩa sâu xa.

May thay, giáo sư chẳng bao giờ nhớ những điều đã giảng giải cho tôi trước
đó, thành ra tôi có thể hỏi lại nhiều lần mà không ngại mất lòng. Trong khi
một học sinh làng nhàng có thể nắm bắt được ngay lập tức, tôi thường phải
mất năm, sáu lần giải thích mới vỡ ra được một bài toán.

- Người đầu tiên tìm ra con số tình bạn quả là tuyệt vời giáo sư nhỉ!

- Chứ sao nữa. Chính là Pythagoras đấy. Đó là câu chuyện từ thế kỷ VI
trước Công nguyên.

- Các con số đã có từ lâu thế rồi sao?

- Tất nhiên rồi. Cô tưởng chúng mới sinh ra từ cuối thời Edo(4) chắc? Các
con số đã tồn tại từ trước khi loài người xuất hiện, à không, từ trước khi thế
giới này xuất hiện.

Câu chuyện của chúng tôi luôn diễn ra trong bếp. Những lúc ấy, hoặc giáo
sư đã ngồi vào bàn ăn hoặc đang nghỉ ngơi trên ghế bành. Còn tôi, hoặc
đang quấy súp trên bếp ga hoặc đang rửa bát dưới vòi nước.

- Ồ, vậy cơ đấy. Thế mà tôi cứ tưởng các con số là do loài người phát minh
ra.

- Không có chuyện đó. Nếu tự mình phát minh ra, con người đã không phải
khổ sở đến thế và cũng chẳng cần tới các nhà toán học, không một ai trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.