GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 40

http://www.ebook.edu.vn

36

Miền Nam chấp nhận rộng rãi các món ăn nước ngòai vào. Nhưng cái hồn

Việt vẫn sâu đậm trong mọi món ăn mà chúng ta rất dễ cảm nhận.

Nét đặc trưng lớn nhất trong bữa ăn của người Nam Bộ là sự đơn giản và dân

dã. Họ chỉ cần một chút thức ăn (một con cá), ít mắm kèm thêm rau hái ở vườn là
đủ cho một bữa ăn.

Một bữa nhậu chỉ cần trái xoài, bát nước mắm và bình rượu đế đủ cho vài

người bạn. Người Nam Bộ rất ưa nhậu, họ uống bia, rượu nhưng ăn rất ít. Bữa ăn
bao giờ cũng có đá lạnh (bía đá, rượu đá, trà đá…) và rau sống.

Trong ăn uống của người Nam. Cách ứng xử có vẻ thoải mái hơn niềm Bắc. Người
niềm Nam dễ dàng chấp nhận lời mời đi ăn uống hơn và ăn uống không cầu kỳ, câu
nệ như người miền Bắc.

Như vậy, món ăn của ba miền nước ta tuy có đôi chút khác nhau nhưng cở

bản thống nhất trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.

- Một số món ăn đặc trưng

Tắc kè xào lăn:

Có thể nói ở vùng Đồng Tháp Mười có rất nhiều món ăn lạ lùng. Nào chuột,

rắn, rồi đến cả tắc kè đều được chế biến thành các món ăn. Và điều đặc biệt là tất
các các món ăn này đều ngon, độc đáo, được nhiều người biết đến. Thế mới thấy tài
nghệ chế biến của những người đầu bếp ở nơi này.

Tắc kè vốn được biết đến như một vị thuốc dùng để ngâm rượu chữa bệnh rất

quý, thì ở Đồng Tháp, tắc kè lại là nguyên liệu chế biến các món ăn ngon. Trong đó
có món tắc kè xào lăn. Là một món ăn khá phổ biến ở trong vùng nên hầu như
người dân nào của Đồng Tháp cũng biết công thức chế biến món tắc kè xào lăn.

Tắc kè được bắt về, chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi rồi cạo cho sạch vảy. Mổ và

làm sạch tắc kè rồi chặt ra thành từng miếng vừa ăn, ướp thịt tắc kè với đại hồi, tiểu
hồi và các loại gia vị khác. Bắc chảo phi tỏi cho thơm, đổ thịt tắc kè vào xào cho
săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp chảo thịt. Đun chảo thịt trên lửa liu
riu, nêm gia vị cho vừa ăn và để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt dừa. Khi
nước dừa sắc lại múc thịt ra đĩa rồi rắc đậu phộng (lạc) đập dập lên trên.

Cháo dậu xanh nấu với rắn hổ đất

Ở Đồng Tháp Mười rắn, rùa nhiều có tiếng. Khi bắt được rắn hổ đất, đem

đập đầu cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch. Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt
rắn thành từng khúc dài khoảng tấc tây; đem hầm cho nhừ mới vớt ra. Sau đó, đổ
gạo và đậu xanh vào nồi nước hầm rắn. Cháo chín nêm nếm vừa miệng. Đem xé
thịt rắn hổ đất nhỏ như thịt gà, trộn chanh, rau răm. Múc mỗi tô cháo cho vào một ít
thịt rắn, có rắc tiêu hành trộn đều, ăn đến đâu mát đến đó ... vì cháo đậu xanh rắn
hổ đất làm mát gan, giải nhiệt !

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.