đuổi cái gì và tính tình ông ra sao. Vị giáo sư tiếng Hy lạp ở Cambridge
nghe nói đã từng tuyên bố không ai hiểu biết về tín ngưỡng của những
người theo tà giáo nhiều hơn ông chủ của Aswarby này. Quả thật thư viện
của ông đầy những quyển sách hồi đó có thể tìm được, nói về các bí mật,
các bài thơ bí hiểm, việc thờ phụng các thần Mithras
mới.
Trong gian sảnh lát đá hoa cương người ta thấy một nhóm tượng các
thần Mithras đang giết một con bò, mua khá đắt từ Levant đem về. Chủ
nhân đã viết một bài mô tả nhóm tượng cho tờ Tạp chí Người Phong Lưu
và cũng viết một loạt bài báo đáng chú ý trong tờ Bảo tàng về sự mê tín của
những người La Mã đối với Đế chế Thấp
. Môt cách chính xác, mà ta
được nhìn nhận như một người được bao bọc trong sách vở, thành thử láng
giềng đều lấy làm lạ ngay từ việc ông tra có nghe nói tốt người em họ là
Stephen Elliott chứ đừng nói tới việc ông ta đem cậu bé về ở cùng Aswarby
Hall với mình.
Dù cho hàng xóm có chờ đợi gì đi chăng nữa, điều chắc chắn là ông
Abney – người đán ông cao gầy, nghiêm khắc – có vẻ như đón chào người
họ hàng nhỏ tủôi khá tử tế. Cửa gian sảnh vừa mở, ông đã từ phòng học
chạy ra vui vẻ xoa tay.
"Cậu bé, khoẻ chứ? Khoẻ không? Bao nhiêu tuổi ấy nhỉ? Hy vọng cậu
không đến nỗi mệt lắm vì đi đường. Ăn bữa tối nhé?" ông ta nói.
"Dạ không, xin cám ơn ông." Cậu bé nói "Tôi khoẻ ạ".
"Ngoan quá. Thế cậu bao nhiêu tuổi?" ông ta hỏi.
Kẻ cũng hơi lạ, mới gặp có hai phút mà ông ta có vẻ quá quan tâm đến
việc này.
"Đến sinh nhật này tôi mười hai ạ" Stephen đáp.
"Sinh nhật là vào hôm nào? Mười một tháng chín phải không? Hay lắm!
Tốt. Gần một năm nữa đấy nhỉ? Ha! Ha! Tôi phải ghi vào sổ mới được.
chắc chắn là mười hai chứ?"
"Dạ vâng, chắc ạ".