nhiên liệu, thực phẩm, nước, dưỡng khí, cường độ phóng xạ và hàng chục
câu đối đáp đã nêu sẵn trong qui trình thuộc loại đó.
Chỉ có một cuộn băng - cuộn cuối cùng và cũng là cuộn ngắn nhất là có
khác với tiêu chuẩn. Điều ghi trong đó là chủ đề của câu chuyện.
Tôi nhớ từng tiếng:
“Toàn đội bị ốm. Ốm bất thình lình. Truyền nhiễm khuẩn chuỗi hạt.
Không rõ nguyên nhân. Chúng tôi đang áp dụng mọi biện pháp”.
Sau đó đứt quãng liền bốn mươi tám giờ và tiếp đến những lời cuối cùng
của chỉ huy tàu.
“Bác sĩ Antôn Piliavin tiến hành mổ tim cho Paven Pôlicácpốp.
Giải
phẫu làm tốt, nhưng Antôn chết đột ngột”.
Không còn lời nào ghi trong cuốn tài liệu chính thức này nữa.
Có những cuốn băng ghi của cá nhân, những nhật ký, nhưng tất cả những
cái đó mang tính chất tâm tình. Cũng có gửi đi một số thông báo về sự thay
đổi hướng và từ trường một cường độ khủng khiếp. Chúng tôi đang chết vì
vi khuẩn chuỗi hạt.
Côxchia đứng phắt dậy:
- Không thể được. Thời đó đã có những phương thuốc kháng sinh hảo
hạng. Và theo như em biết thì mọi bệnh đều chữa được.
- Đúng thế đây. Chúng tôi không còn biết đến những căn bệnh trước đây
đã tiêu diệt hàng triệu người. Cũng như bây giờ, lúc đó trong máu chúng tôi
có sẵn những vi khuẩn đã “thuần hóa” (nếu như có thể nói được như thế),
chúng cộng sinh với những huyết cầu. Cho đến một lúc nào đó chúng vẫn
sống bình thường. Sự việc như vậy đã xảy ra với chúng tôi trong khi tàu
“Đồng Chí” chưa bị rơi vào từ trường với một cường độ khủng khiếp. Từ
trường át bản tính chất đề kháng của cơ thể và kẻ thù như ngày xưa thường
nói, khác nào “dậu đổ bìm leo”
đã lợi dụng thời cơ. Chúng tôi cũng có
mang kháng sinh và nhiều loại thuốc khác. Nhưng tất cả đều vô dụng. Quả
thật, vi khuẩn chuỗi hạt có hơi chịu lui một chút, nhưng cũng đã kịp làm tê
liệt tim chúng tôi. Lúc đó bác sĩ Antôn giải phẫu cho tôi. Tại sao cho tôi
đầu tiên? Chỉ huy tàu đã quyết định như vậy. Tôi là người trẻ nhất. Tôi hai