mà cố gắng học hành.
Đến đây cậu Ân xin phép đi ra đàng sau. Rồi cậu trở lên, trên tay có xách
trái sầu riêng thật to, và nói :
- Tôi xin biếu cô An trái sầu riêng ăn lấy thảo.
Thanh An tươi cười :
- Vâng, tôi nhận. Cám ơn cậu Ân nhiều.
- Dạ, chào cô tôi về.
Dòng đời bể dâu biến đổi, sau 1975, kẻ còn trong nước, người theo chồng
hồi hương về Pháp. Một thời gian gần mười năm sau. Gia đình Thanh An
tan rã, nàng ráng làm lụng nuôi hai con. Bấy giờ Nhàn và Nhã đã lớn khôn.
Mỗi đứa ra ở riêng. Còn dì Ba thì chồng đã chết. Ân, đứa con trai của bà cố
gắng học hành và đậu được bằng cấp tiến sĩ kinh tế - xả hội. Mãi đến một
thời gian thật dài sau đó mới được người bảo lãnh sang Hoa-Kỳ sinh sống.
Dì Ba lúc nào cũng nghĩ tấm tình của Thanh An. Nên quyết tâm tìm người
chủ cũ. Bà bảo con bà đi nhờ hội Phước-Thiện-Thiên-Chúa-Giáo-Việt-Nam
tại Paris tìm dùm bà Thanh An để mà đền ơn đáp nghĩa. Sau đó Thanh An
nhận được lá thư của dì Ba bếp. Nàng rất cảm động và vội vàn trả lời ngay.
Từ đó sự liên lạc qua lại giữa gia đình dì Ba với Thanh An rất thường
xuyên. Cậu Ân bấy giờ làm ăn khá giả lắm. Cậu có nhã ý mời Thanh An
qua Mỹ chơi. Nhưng Thanh An ngại, nên nói là mắc công chuyện không đi
được.
Rồi gần mười năm sau, một hôm cậu Ân gọi điện thoại cho bà Thanh An và
nói :
- Cô An à ! Gia đình tôi sẽ ghé Paris bốn ngày. Nhứt định kỳ này phải gặp
cô và ở nhà cô nha !
Bà Thanh An nghe vậy lòng hơi ái ngại, vì nhà bà nhỏ, mà gia đình của Ân
thì đến năm người. Bà sợ rồi đây lo không chu đáo thì sẽ bị chỉ trích, chê
bai. Vì người Việt sống bên Mỹ hay chê nhà cửa của người Việt ở Pháp là,
chật hẹp, là thiếu tiện nghi... là là... Ôi ! Bởi bà Thanh An đã nghe và thấy
nhiều lắm rồi. Bà nói với cậu Ân :
- Nhà tôi nhỏ lắm, không đủ tiện nghi như những nhà bên xứ Mỹ đâu.
- Không sao đâu, cô An à ! Nhà nhỏ mà tình của cô đâu có nhỏ. Má tôi bảo