Còn quyền chính trị thì người ta giành được ở Pháp, ở Anh, ở Mỹ không
phải không khó khăn. Năm 1867, Stuart Mill
trình bày trước Nghị viện
Anh một bản biện hộ cho quyền bầu cử của phụ nữ cho tới lúc bấy giờ chưa
bao giờ được chính thức tuyên bố. Trong bài viết, ông khẩn thiết đòi hỏi
quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
“Tôi tin chắc quan hệ xã hội giữa hai nhóm nam nữ đặt giới này trong sự
phụ thuộc đối với giới kia nhân danh pháp luật; tự thân chúng là xấu và là
một trong những trở lực chủ yếu chống lại bước tiến của nhân loại; tôi tin
chắc chúng phải nhường chỗ cho một sự bình đẳng hoàn toàn”.
Ở Pháp, phụ nữ ủng hộ Maria Deraismes, người nghiên cứu số phận phụ
nữ trong một loạt bài nói chuyện từ 1896 đến 18 71. Bà phát động một cuộc
tranh luận gay gắt chống Alexandre Dumascon khi ông này khuyên người
chồng bị một người vợ không chung thuỷ phản bội: “Giết chết hắn đi!”
Người sáng lập đích thực trào lưu nữ quyền là Léon Richier: năm 1869,
ông thành lập “Hội Nữ quyền” và tổ chức Hội nghị quốc tế về Nữ quyền
họp năm 1878. Lúc ấy, vấn đề quyền bầu cử chưa được đề cập; phụ nữ chỉ
đòi hỏi các quyền dân sự. Trong ba mươi năm, phong trào vẫn rất dè dặt ở
Pháp cũng như ở Anh. Nhưng một người phụ nữ, Hubertine Auclert, mở
một chiến dịch đòi quyền bầu cử, lập tổ chức “Quyền bầu cử của phụ nữ”
và tờ báo Nữ Công dân. Do ảnh hưởng của bà, nhiều hội được tổ chức,
nhưng hoạt động không có hiệu quả.
Tình trạng yếu kém trên đây của phong trào nữ quyền có nguồn gốc
trong sự mất đoàn kết nội bộ. Nói đúng ra như chúng tôi đã nêu lên, phụ nữ
không đoàn kết với nhau với tư cách giới: trước hết, họ gắn bó với giai cấp
mình. Quyền lợi của phụ nữ tư sản và của phụ nữ vô sản không gặp gỡ
nhau. Phong trào nữ quyền cách mạng lấy lại truyền thống của chủ nghĩa
Saint Simon và chủ nghĩa Marx. Vả lại, cũng cần phải nói là Louise
Michel
tuyên bố chống phong trào nữ quyền vì trào lưu này chỉ làm lạc
hướng những lực lượng đáng lẽ ra phải được vận dụng hoàn toàn vào đấu
tranh giai cấp. Số phận người phụ nữ sẽ được giải quyết với việc thủ tiêu
tiền vốn tư bản.