GIỚI NỮ - TẬP 1 - Trang 103

Chính đạo Cơ đốc đã làm đảo lộn những quan niệm đạo lý về điểm này

bằng cách cho cái phôi có một linh hồn; từ ấy, phá thai trở thành một tội
phạm chống lại bản thân cái thai. Những cuộc hội nghị giám mục đầu tiên
tuyên bố chống “hành vi giết người” này và đề ra những sự trừng phạt hết
sức nghiêm khắc, bất luận tuổi của thai nhi. Nhưng một câu hỏi được đặt ra
và gây nên những cuộc tranh luận vô tận: linh hồn thâm nhập vào thân thể
vào lúc nào?

Quan niệm cho phá thai là một tội giết người không còn tồn tại vào thế

kỷ XIX: nó chỉ còn bị coi là một tội phạm đối với Nhà nước. Phá thai được
chính thức cho phép trong một thời kỳ ngắn, ở Đức, trước thời kỳ phát xít,
ở Liên Xô trước 1936. Nhưng bất chấp tôn giáo và pháp luật, nó giữ ở tất
cả các nước một vị trí rất quan trọng. Ở Pháp, hàng năm có tới tám trăm
nghìn đến một triệu trường hợp, tức bằng số lần sinh đẻ, và hai phần ba phụ
nữ phá thai là phụ nữ có chồng, trong số đó, nhiều người đã có một hay hai
con. Vì vậy, mặc dù những thiên kiến, những sự chống đối, những tàn tích
của một nền luân lý cổ hủ, người ta vẫn chứng minh việc chuyển từ tình
trạng sinh đẻ tự do sang hiện tượng sinh đẻ dưới sự chỉ huy của Nhà nước
hay của cá nhân. Và thụ tinh nhân tạo sẽ cho phép loài người làm chủ chức
năng sinh đẻ. Đặc biệt, những sự thay đổi này có tầm quan trọng rất lớn đối
với phụ nữ: họ có thể giảm bớt số lần mang thai, sáp nhập chúng một cách
hợp lý vào cuộc sống của mình, chứ không làm nô lệ chúng nữa. Đến lượt
mình, người phụ nữ thế kỷ XIX tự giải phóng mình ra khỏi tự nhiên; giành
lấy quyền làm chủ thân thể mình. Thoát khỏi một phần rất lớn những sự nô
dịch đối với việc sinh đẻ, họ có thể đảm nhận vai trò kinh tế được giao phó
và vai trò này sẽ bảo đảm cho họ khả năng làm chủ hoàn toàn nhân thân
của mình.

Quá trình tiến triển thân phận người phụ nữ được giải thích bằng sự hội

tụ hai yếu tố: tham gia sản xuất, và giải thoát khỏi tình trạng bị công việc
sinh đẻ nô dịch. Như Engels dự đoán, quy chế xã hội và chính trị của họ tất
yếu phải biến đổi. Chừng nào còn thiếu cơ sở cụ thể thì phong trào nữ
quyền do Condorcet đề xướng ở Pháp, Mary Wollstonecraft phác họa ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.