Vào lứa tuổi mười, mười hai, phần lớn bé gái, thực sự là những đứa “con
trai bất đắc dĩ”, nghĩa là những đứa trẻ không được tự do làm con trai.
Chẳng những chúng đau khổ về tình hình ấy như về một sự thiếu vắng và
một điều bất công, mà chế độ bị người ta áp đặt cũng không lành mạnh.
Sức trỗi dậy ào ạt của cuộc sống ở chúng bị ngăn cản, sức lực của chúng
không được sử dụng biến thành hiện tượng dễ bị kích động; công việc quá
thận trọng hàng ngày không khai thác hết năng lượng tràn trề của chúng.
Chúng đâm ra sầu não. Do sầu não và để bù đắp tình trạng thấp kém phải
chịu đựng, chúng buông mình cho những giấc mơ buồn bã và lãng mạn; ưa
thích những sự thoát ly dễ dãi ấy và mất dần ý thức về thực tại; phó mặc
cho những cảm xúc đắm say vô tội vạ. Vì không được hành động, chúng
nói năng, sẵn sàng lẫn lộn những ý kiến nghiêm túc với những lời lẽ đầu
Ngô mình Sở. Bị bỏ rơi, bị “không hiểu”, chúng tìm cách tự an ủi trong ý
thức tự yêu mến mình: tự cho mình là những nhân vật tiểu thuyết, tự thán
phục mình và than vãn. Tất nhiên là chúng trở nên đỏm dáng và làm bộ làm
tịch: những nhược điểm này tăng lên vào độ tuổi dậy thì. Sự khó chịu của
chúng biểu lộ ra bằng những thái độ sốt ruột, những cơn giận dữ, những
dòng nước mắt. Chúng thích khóc niềm thích về sau nhiều phụ nữ giữ lại,
phần lớn vì chúng thích đóng vai nạn nhân: đó vừa là một sự phản đối
chống lại sự nghiệt ngã của số phận, vừa là một cách làm cho bản thân
mình dễ gây xúc động. Theo giám mục Dupanloup
“các cô bé gái thích
khóc lóc tới mức tôi từng biết có những cô đến đứng khóc trước gương soi
để thưởng thức cả hai trạng thái ấy.”
Phần lớn bi kịch của họ liên quan tới quan hệ với gia đình. Họ tìm cách
cắt đứt sợi dây liên lạc với mẹ: khi thì họ thù ghét mẹ, khi thì vẫn thiết tha
được mẹ che chở. Chúng chỉ muốn chiếm đoạt tình thương của bố. Chúng
ganh tị, đòi hỏi, dễ giận hờn. Chúng thường bịa ra những chuyện huyễn
hoặc; giả định mình là con nuôi, bố mẹ không phải thực sự là bố mẹ mình,
cho bố mẹ có một cuộc sống bí ẩn; mơ mộng về quan hệ của họ. Chúng sẵn
sàng tưởng tượng ông bố bị hiểu lầm, phải sống tội nghiệp, không tìm thấy
ở vợ người bạn đời lý tưởng; hoặc trái lại, tưởng tượng bà mẹ, một cách có