trở thành đối tượng của một chứng sợ sệt. Có tác giả kể trường hợp một “cô
gái xấu hổ một cách bệnh hoạn và dữ dội tới mức suốt một năm bịt kín mặt
lại, lấy cớ đau răng”.
Đôi khi, trong thời kỳ người ta có thể gọi là thời kỳ tiền dậy thì và diễn
ra trước khi có kinh nguyệt, bé gái chưa có cảm giác kinh tởm thân thể
mình. Nó kiêu hãnh được trở thành đàn bà, rình rập một cách mãn nguyện
sự nảy nở của bộ ngực, độn áo lót với những chiếc mùi soa và khoe với các
bạn gái lớn tuổi hơn mình. Nó chưa nắm bắt được ý nghĩa những hiện
tượng xảy ra trong con người mình. Kỳ kinh nguyệt đầu tiên cho nó biết ý
nghĩa ấy,và những cảm giác xấu hổ xuất hiện. Nếu những cảm giác này đã
có từ trước, thì bắt đầu từ lúc này, chúng được khẳng định và phát triển.
Mọi bằng chứng đều ăn khớp với nhau: dù cô bé được báo trước hay
không, bao giờ nó cũng thấy sự kiện này là ghê tởm và xấu xa. Thông
thường bà mẹ không nói cho nó biết trước.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các bà mẹ sẵn sàng bộc lộ với con gái
những điều bí ẩn về mang thai, về sinh đẻ và thậm chí về quan hệ tình dục,
hơn là về kinh nguyệt. Vậy là vì chính bản thân họ cũng kinh tởm nỗi ê chề
của phụ nữ, sự kinh tởm phản ánh những nỗi hãi hùng huyền bí của đàn
ông và được họ truyền lại cho con cháu.
Khi bé gái thấy trong đồ lót của mình những dấu vết đáng ngờ, nó nghĩ
mình bị tiêu chảy, bị chảy máu chết người, bị một căn bệnh xấu xa. Theo
một cuộc điều tra năm 1896, trong số 125 nữ sinh ở một trường cao trung ở
Mỹ, 36, trong lần kinh nguyệt đầu tiên, tuyệt nhiên không hề biết gì về
chuyện này; 39 có những hiểu biết mơ hồ; tức là hơn một nửa số không
hiểu biết. Theo Helen Deutsche, tình hình năm 1946 cũng không hề có gì
thay đổi. Người ta kể lại trường hợp một cô gái nhảy xuống sông Xen ở
Saint Ouen vì cho mình mắc một “chứng bệnh xa lạ”. Trong “thư gửi một
bà mẹ”, một nữ tác giả cũng kể chuyện một cô bé có ý định tự sát khi cho
kinh nguyệt là dấu hiệu và là sự trừng phạt đối với những điều không trong
sạch làm dơ bẩn tâm hồn mình. Dĩ nhiên là cô gái đâm sợ hãi: nó nghĩ là
cuộc sống thoát ra khỏi mình. Theo Klein
và trường phái phân tâm học