Anh, đối với cô gái, máu là một vết thương của nội tạng. Dù nhờ những ý
kiến thận trọng nó thoát khỏi những nỗi kinh hoàng dữ dội, nó vẫn xấu hổ,
vẫn cảm thấy dơ bẩn: nó nhảy bổ vào lavabo tìm cách giặt hoặc cất giấu đồ
lót bị bẩn. Dưới đây là một câu chuyện điển hình về kinh nghiệm này:
...Một buổi tối, trong lúc cởi bỏ quần áo, tôi nghĩ mình bị ốm: tôi không
sợ hãi và giữ kín không kể lại gì hết, với hy vọng hôm sau tình hình sẽ qua
đi...Bốn tuần sau, nó trở lại, dữ dội hơn. Tôi kín đáo vứt chiếc quần lót vào
cái giỏ quần áo bẩn phía sau cửa nhà tắm. Trời nóng bức tới mức viên gạch
lát sàn hình thoi có hơi ấm dưới chân tôi. Tôi trở lên giường vừa đúng lúc
mẹ tôi cũng mở cửa bước vào. Bà tới giải thích sự việc cho tôi. Tôi không
thể nhớ lại tác dụng đối với mình của những lời nói của mẹ vào lúc ấy,
nhưng trong lúc bà thì thầm thì bỗng nhiên Kaki ló đầu vào. Nhìn thấy
trong gương mặt tròn xoe và tò mò ấy, tôi điên tiết lên, hét đuổi đi, và nó sợ
hãi biến mất tôi năn nỉ mẹ phạt nó vì nó đã không gõ cửa trước khi bước
vào... Thái độ bình tĩnh, vẻ mặt từng trải và có vẻ sung sướng một cách
hiền từ của mẹ càng làm tôi hoang mang. Bà ra khỏi phòng thì tôi như đứa
mất hồn.
Bỗng nhiên hai ký ức ập tới: mấy tháng trước, trên đường cùng nhau đi
dạo trở về, mẹ, Kali và tôi gặp ông thầy thuốc già ở Privas
, vuông vức
tựa một bác tiều phu với bộ râu cằm bạc trắng, ông vừa nhìn tôi vừa nói với
mẹ tôi: “Con gái bà chóng lớn thật!” Thế là ngay lập tức tôi đâm ghét ông
ta, chẳng hiểu vì sao cả.
Mấy hôm sau, khi trở về Paris, mẹ tôi xếp vào một chiếc tủ có ngăn kéo
một gói khăn mặt mới. Kali liền hỏi:
Cái gì thế, mẹ?
Ít lâu nữa, cho Colette đây mẹ tôi đáp với cái vẻ tự nhiên của người lớn
bộc lộ một phần chân lý trong lúc che giấu ba phần khác.
Câm lặng, không nêu nổi một câu hỏi, tôi đâm ghét mẹ.
Suốt đêm ấy, tôi trằn trọc trên giường. Không thể như thế được. Tôi sắp
tỉnh giấc. Mẹ tôi đã nhầm lẫn, tình hình sẽ qua đi và sẽ không tái diễn...
Ngày hôm sau, có kinh và thấy mình thay đổi, tôi phải đương đầu với