thiểu có thể sử dụng, thì những sự khác biệt bị triệt tiêu; ở chỗ nào tập tục
ngăn cấm bạo lực thì năng lượng cơ bắp không thể thiết lập một sự thống
trị; muốn xác định cụ thể khái niệm yếu kém thì cần có những căn cứ về
cuộc sống, về kinh tế và tinh thần. Không thể tính toán một cách trừu tượng
gánh nặng người phụ nữ phải chịu vì chức năng sinh đẻ của mình, mối
quan hệ giữa sinh đẻ và cuộc sống của cá thể ở loài vật được quy định một
cách tự nhiên bởi chu kỳ động đực và mùa vụ: ở người phụ nữ thì không
thể xác định, chỉ có xã hội là có thể quyết định mối quan hệ ấy. Phụ nữ phụ
thuộc vào loài nhiều hay ít là tuỳ theo xã hội đòi hỏi sinh đẻ nhiều hay ít,
tuỳ theo những điều kiện vệ sinh trong đó diễn ra thai nghén và sinh đẻ. Vì
vậy, nếu có thể nói đối với động vật cao cấp, đời sống cá thể được khẳng
định ở con đực khẩn thiết hơn ở con cái, thì ở loài người, “năng lực” cá
nhân phụ thuộc vào tình hình kinh tế và xã hội.
Dẫu sao, không phải bao giờ những đặc quyền cá thể của con đực cũng
mang lại cho nó ưu thế trong loài; và con cái giành lại trong sự sinh đẻ một
thứ quyền độc lập khác. Đôi khi, con đực áp đặt sự thống trị của nó, nhưng
thông thường mỗi bên, đực và cái, có cuộc sống riêng rẽ, sư tử đực và sư tử
cái cùng gánh vác ngang nhau công việc “gia đình”. Còn trong xã hội loài
người, giữa đực và cái, bên nào cần thiết cho loài hơn? Ở cấp độ giao tử, ở
cấp độ chức năng sinh học của sự giao hợp và của sự mang thai, nguyên lý
đực tạo lập để duy trì, nguyên lý cái duy trì để tạo lập: sự phân công này trở
thành cái gì trong đời sống xã hội? Đối với các loài bám chắc vào các cơ
thể xa lạ hay các cơ chất (substrata), đối với các loài được tự nhiên cung
cấp thức ăn một cách dồi dào và dễ dàng, thì vai trò của con đực chỉ là thụ
tinh; khi cần phải tìm kiếm, săn bắt, đấu tranh để đảm bảo cái ăn cho đàn
con, thì con đực thường góp phần vào công việc nuôi dưỡng chúng; phần
đóng góp này trở nên tuyệt đối cần thiết trong loài, khi đàn con vẫn không
thể tự thoả mãn được nhu cầu của chúng trong một thời gian dài sau lúc
con mẹ thôi không cho bú: lúc đó, lao động của con đực trở nên cực kỳ
quan trọng; những cuộc sống do nó tạo lập, không thể tồn tại nếu không có
nó. Chỉ cần một con đực là hàng năm đủ thụ tinh cho vô số con cái: nhưng
muốn cho đàn con sống sau khi ra đời, muốn bảo vệ chúng chống kẻ thù,